Bưu Cục Shopee Express Đây Tp Thái Nguyên Thái Nguyên

Bưu Cục Shopee Express Đây Tp Thái Nguyên Thái Nguyên

Phối cảnh dự án tháp đôi Prime Thái Nguyên

Điểm gửi hàng Shopee Express tại quận Thanh Xuân

Bưu cục Shopee Express Hồ Chí Minh

Về việc ban hành mẫu giấy phép lao động,

in và phát hành, quản lý giấy phép lao động cấp cho người

lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổchức tại Việt Nam

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI

Căn cứ nghị định số 15/CPngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm qản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ nghị định số 96/CPngày 07/12/1993 của chính phử về chức năngnhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ lao động- Thương binh xã hội;

Căn cứ Nghị định số 58/CPngày 3/10/1996 của Chính phủ về cấp giấyphếp lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp tổ chức tạiViệtNam;

Căn cứ nghị định số 169/1999/NĐ-CPngày 3/12/1999 của Chính phủ vềcấp giấy phếp lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp tổchức tại Việt Nam;

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Chính sách Lao động và Việc làm.

Điều1 Nay ban hành kèm theo quyết định này mẫu giấy phếp lao động để cấp cho ngườinước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

Điều2. Giấy phép lao động có kích thước 13x17cm gồm 4 trang; trang 1 và trang 4 cómàu xanh hoà bình, tráng nhựa. Nội dung của trang 1 từ trên xuống như sau: ởtrên là Quốc hiệu, dưới là Quốc huy; tiếp theo là dòng chữ giấy phép lao độngbằng tiếng việt (ổ trên) và tiếng anh (ổ dưới); ổ dưới cùng là dòng chữ Bộ laođộng - Thương binh xã hội (ở trên) và tiếng anh (ở dưới). Trang 2 và 3 có nềnmàu trắng, hoa văn màu xanh nhạt, ở giữa có hình ngôi sao. Trang trí và nộidung cụ thể của giấy phếp lao động theo mẫu kèm theo Quyết định này.

Điều3. Giao Vụ chính sách lao động việc làm phối hợp với Nhà xuất bản lao động vàxã hội thống nhất in, phát hành và quản lý giấy phép lao động; in và phát hànhbộ hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ sở.

Việcin, phát hành giấy phép lao động và hồ sơ thì được thu đủ chi phí in ấn và phívận chuyển.

Điều4. Sở lao động thương binh và xã hội, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đăngký số lượng và nhận mẫu giấy phép lao động, hồ sơ từ Vụ chính sách lao động vàViệc làm để thực hiện việc cấp cho người lao động nước ngoài, định kỳ 6 thángđầu năm và cả năm báo cáo số lượng giấy phép đã sử dụng về Vụ chính sách Laođộng việc làm.

Điều5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2000

Quyếtđịnh này thay thế cho quyết định 178/QĐ-LĐTBXHngày18/3/1987 của Bộ trưởng Bộlao động - Thương binh xã hội về việc in, phát hành và quản lý giấy phép laođộng cho người nước ngoài.

1.Xuất trình giấy phép này khi nhà chức trách yêu cầu.

2. Không được tẩy xoá, sửa chữa, tự ghi vào giấy phép này.

3.Không được cho người khác mượn.

4.Khi thất lạc phải báo ngay cho Ban quản lý khu công nghiệp

5.Khi hết thời hạn sử dụng phải nộp lại cho Ban Quản lý khu công nghiệp.

1.Họ vàtên...........................................................................................

3.Ngày, tháng, nămsinh......................................................................

4.Quốc tịch hiện nay............................................................................

5.Trình độ chuyên môn (tay nghề):....................................................

6.Được làm việc tại..............................................................................

7.Chức danh công việc.......................................................................

8.Thời hạn làm việc từ ngày ....tháng.....năm.....đến ngày....tháng....năm.....

Giahạn từ ngày......đến ngày.....

Trưởngban quản lý khu công nghiệp .......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.Xuất trình giấy phép này khi nhà chức trách yêu cầu.

2.Không được tẩy xoá, sửa chữa, tự ghi vào giấy phép này

3.không được cho người khác mượn.

4.Khithất lạc phải báo ngay cho Sở lao động - Thương binh xã hội

5.Khi hết thời hạn sử dụng phải nộp lại cho Sở lao động - Thương binh và xã hội.

1.Họ và tên.......................................................................................................................

3.Ngày, tháng, nămsinh...................................................................................................

4.Quốctịch hiệnnay..............................................................................................................

5.Trình độ chuyên môn (taynghề).......................................................................................

6.Được làm việc tại..............................................................................................................

7.Chức danh công việc.........................................................................................................

8.Thời hạn làm việc từ ngày .....tháng....năm.....đến ngày ....tháng.....năm.....

Ngày......tháng........năm......

Giámđốc Sở Lao động -Thương binh và xã hội

Về việc Phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

_____________________________________

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);

Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;

Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 2/6/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên v ề việc phê duyệt đề cương Dự án quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1876/TTr- STNMT ngày 02/8/2010 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoach bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên,

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:

- Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung cơ bản để phát triển bền vững, phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội nên quy hoạch bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ gia đình và mọi công dân trong tỉnh, bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên trong tổ chức thực hiện phải kết hợp giữa đầu tư của nhà nước với huy động các nguồn lực trong xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế.

- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người dân và toàn xã hội.

- Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, theo nguyên tắc phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; hoạt động bảo vệ môi trường phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, với khoa học công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.

Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường; bảo vệ và giải quyết cơ bản tình trạng suy thoái môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, khu khai khoáng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở chăn nuôi. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì và phát triển một số khu bảo tồn, vườn quốc gia. Đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu trong quy hoạch và phát triển đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và chú trọng có trọng điểm trong quy hoạch và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phân vùng quản lý môi trường để quản lý phát triển kinh tế - xã hội và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển bền vững.

- Nâng cao một bước nhận thức, kiến thức về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các tầng lớp nh ân dân, các cơ quan, Đảng và Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thành việc xử lý các cơ sở ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ trước năm 2012 và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới phát sinh.

- Nâng cao một bước vững chắc khả năng kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, bệnh viện, khu dân cư, khu công nghiệp bằng áp dụng rộng rãi, có hiệu quả cao các biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường. Cụ thể: 90% chất thải rắn đô thị ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công; 70% chất thải rắn đô thị ở các thị trấn, 100% chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh; 100% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 80% các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải, 80% các cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam; 100% số bệnh viện có trạm xử lý nước thải đạt Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam.

- Trước năm 2020 hoàn thành cơ bản việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các thị trấn cấp huyện, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng vận hành các trạm xử lý nước thải đô thị tập trung đạt Quy chuẩn Việt Nam (trước mắt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công).

- Khắc phục có hiệu qu ả mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc và các sông, hồ khác.

- Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn bằng các giải pháp tổng hợp về quản lý và công nghệ phù hợp đối với các ngành công nghiệp, giao thông xây dựng.

- Quản lý và bảo vệ tốt tài nguyên nước các thủy vực sông Cầu, sông Công, các sông, các hồ khác trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo duy trì lưu lượng các sông, hồ không dưới mức trung bình hiện nay. Khắc phục tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông, suối, hồ.

- Quản lý tốt tài nguyên nước ngầm (nước dưới đất), không để suy giảm lưu lượng và chất lượng nước ngầm. Ngăn ngừa việc sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước bằng các biện pháp quản lý khai thác khoáng sản, khai thác nước ngầm và quản lý chất thải.

- Đảm bảo khôi phục diện tích các vùng rừng tự nhiên, tiếp tục các chương trình trồng rừng.

- Thực hiện tốt việc gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh và từng ngành, lĩnh vực với kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Triển khai có hiệu quả các kết quả chính của dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường đã được nghiệm thu.

- Đẩy mạnh chương trình phát triển mảng xanh đô thị ở nội thị, nhất là ở các khu còn ít mảng xanh.

- Phát triển phương pháp canh tác sạch (nông nghiệp hữu cơ), xây dựng nhiều vùng chuyên canh rau, chè không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hoặc chỉ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật dễ phân hủy được nhà nước cho phép. Phát triển rộng rãi quản lý d ịch hại tổng hợp (IPM) để hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Xây dựng và thực hiện chương trình sản xuất nông sản sạch và an toàn thực phẩm.

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường của tỉnh, chú trọng giải pháp tăng cường năng lực về kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Công an tỉnh; thành lập đơn vị quản lý môi trường cấp thị xã, huyện và các Ban An toàn và Môi trường ở các doanh nghiệp lớn. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành liên quan để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữa các đơn vị này với UBND các huyện thành, thị và các cơ quan trung ương trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả, tạo chuyển biến tốt trong cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh.

3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.

3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.

Ban hành các quy định về cơ chế hành chính trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ chế phối hợp triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở (các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng liên quan), nhất là trong nhiệm vụ thẩm định và quản lý sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; giám sát môi trường hoặc công khai hóa công tác truyền thông, thông tin trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Xây dựng và ban hành chính sách chung về nhiệm vụ phát triển bền vững tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực chính là phát triển kinh tế, xã hội; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn và ưu đãi thuế đố i với các cơ sở áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải, phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom, xử lý chất thải và xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ môi trường. Xây dựng chính sách, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Xây dựng và ban hành các quy chế về bảo vệ môi trường cho các vùng phát triển kinh tế xã hội và quản lý môi trường xác định theo quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2020.

3.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trong tỉnh, từng bước tạo thói quen, nếp sống và ý thức về bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân, cán bộ các cơ quan, ban, ngành những vấn đề môi trường quan trọng của tỉnh, các mục tiêu cơ bản, các nội dung hoạt động cần thiết bảo vệ môi trường, các chương trình trọng điểm bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ tiến hành.

Tăng cường vai trò của phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, khuyến khích tham gia mạnh mẽ, thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hoạt động thường xuyên, mở chương mục luật pháp liên quan đến bảo vệ môi trường và phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường. Huy động toàn thể quần chúng tham gia bảo vệ môi trường cùng cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Xây dựng mạng lưới giáo dục môi trường và xã hội hóa bảo vệ môi trường gồm tất cả cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác, có sự tham gia của các lĩnh vực truyền thông, báo chí, văn hóa nghệ thuật cũng như các tổ chức đoàn thể và các doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh có một mạng lưới ho àn chỉnh về giáo dục và truyền thông môi trường phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường và ph át triển kinh tế xã hội bền vững.

Đa dạng hóa nguồn vốn và huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Bố trí mục chi r iêng cho sự nghiệp môi trường từ nguồn chi ngân sách tỉnh, đảm bảo hàng năm đạt không dưới 1% tổng chi ngân sách và tăng dần theo tốc độ phát triển kinh tế.

- Nguồn vốn từ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường.

- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách các bộ, ngành.

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi trường như xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các đô thị, thu gom và xử lý chất thải rắn.

- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng ngành và từng cơ sở sản xuất trong tỉnh.

3.4. Tăng cường năng lực quản lý môi trường.

Rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chương trình hành động tương ứng đã ban hành của Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp cơ sở. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, các ngành.

Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý về môi trường cho cán bộ công chức làm công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường quan trắc, dự báo diễn biến chất lượng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của tỉnh. Phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

3.5. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trường, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, phát triển công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, tạo thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ môi trường, phát triển kinh tế môi trường.

Đẩy mạnh và khuyến khích công tác đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực tận dụng và tái chế chất thải, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất (nhất là đối với các cơ sở cũ, công nghệ lạc hậu) từng bước thay đổi công nghệ hiện đại, theo hướng giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, giảm lượng chất thải và rủi ro.

Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.

3.6. Áp dụng các công cụ kinh tế.

Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục bồi thường. Thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường.

Áp dụng các chính sách cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.

3.7. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh công tác phát triển với các tỉnh nhằm tận dụng kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đồng thời thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Tích cực tham gia các cuộc hội thảo, diễn đàn về phát triển bền vững, tham quan học tập kinh nghiệm từ các tỉnh có nền khoa học phát triển cũng như tiếp thu thêm kiến thức cho quá trình phát triển bền vững tại tỉnh.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức phi chính phủ của quốc tế. Xây dựng các dự án nghiên cứu khoa học có sự đầu tư của tổ chức trong nước và quốc tế như UNDP, WB, WHO, ... về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, ... Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi, tận dụng các kinh nghiệm, sự trợ giúp của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên.

- Chương trình 1 : Nâng cao năng lực quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

- Chương trình 2: Quản lý môi trường đô thị.

- Chương trình 3: Quản lý môi trường công nghiệp.

- Chương trình 4: Quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn và đa dạng sinh học.

- Chương trình 5: Bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên.

- Chương trình 6: Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

- Chương trình 7: Thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chương trình 8: Nâng cao nhận thức về môi trường và tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Trong mỗi chương trình, có các nhiệm vụ/dự án được xây dựng và triển khai thực hiện. Chi tiết các nhiệm vụ/dự án trong mỗi chương trình được thể hiện trong bản Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt đến các cấp, các ngành, các huyện, thành phố, thị xã, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh biết để triển khai thực hiện; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường đồng bộ với quy hoạch ngành, lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. UỶ B AN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký)

Sự cần thiết của quy hoạch bảo vệ môi trường

Trong 10 năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái Nguyên đạt tốc độ phát triển cao (tổng GDP tăng 8-14%/năm), đặc biệt là các ngành công nghiệp, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo quy hoạch phát triển từ nay đến 2020 tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Nguyên đến 11-13%/năm, cao hơn mức tăng trung bình của cả nước (8-9%/năm).

Với tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, Thái Nguyên có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững, gắn kết tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, quá trình phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản, đô thị, nông nghiệp, dịch vụ và gia tăng dân số ở Thái Nguyên trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tài nguyên, dẫn tới tác động xấu đến nhiều lĩnh vực Kinh tế - Xã hội.

Việc suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí; suy giảm tài nguyên sinh học, tài nguyên đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước đang và sẽ gây tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, điều kiện phát triển kinh tế của các huyện, thành phố, thị xã và các ngành, lĩnh vực. Các tác động này sẽ nghiêm trọng hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn cao hơn giai đoạn trước.

Dựa theo “Quy hoạch Tổng thể Phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 và quy hoạch chuyên ngành về phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông, nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh kết hợp đặc điểm môi trường tự nhiên, sơ bộ xác định các thành phần môi trường và các vùng sau đây có thể bị tác động xấu nếu không có các biện pháp bảo vệ có hiệu quả.

- Môi trường nước mặt, nhất là sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc có thể bị ô nhiễm ngày càng nặng do chất thải công nghiệp, đô thị, chất thải từ các khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất nông nghiệp trong lưu vực.

- Môi trường không khí ở các TP Thái Nguyên, TX Sông Công, khu vực trung quanh các khu công nghiệp (KCN), các thị trấn ven các quốc lộ sẽ bị ô nhiễm ngày càng nặng do khí thải công nghiệp và giao thông.

- Nước ngầm ở nhiều khu vực trong tỉnh có thể bị suy giảm và ô nhiễm do gia tăng khai thác và tác động của khai thác khoáng sản và chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

- Tài nguyên rừng và các hệ sinh thái tự nhiên ở các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ ... sẽ ngày càng suy giảm do gia tăng khai thác khoáng sản, mở rộng đất sản xuất và khai thác rừng.

Các vấn đề trên đang và sẽ là thách thức cho phát triển bền vững của tỉnh trong giai đoạn tới.

Để thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường (BVMT) trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước, thực hiện Luật (BVMT), Chiến lược BVMT quốc gia trong các năm qua Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định về kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đạt nhiều kết quả tốt trong quản lý, quan trắc môi trường; các Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), Công an tỉnh và Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã triển khai nhiều hoạt động BVMT trong từng lĩnh vực. Gần đây Chính phủ đã thành lập “Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu” và phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu. Đây là thể chế góp phần BVMT- PTBV tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh trong lưu vực sông Cầu nói chung.

Các hoạt động trên đã góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên theo đà tăng trưởng nhanh về công nghiệp hóa, đô thị hóa, gia tăng dân số sức ép đến môi trường và tài nguyên ở Thái Nguyên sẽ ngày càng lớn. Do vậy việc tìm ra cách tiếp cận mới có hiệu quả cao hơn trong quản lý môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên bảo vệ các thành phần môi trường để đảm bảo phát triển bền vững (PTBV) là một yêu cầu cấp bách đối với tỉnh. Quy hoạch bảo vệ môi trường là biện pháp và công cụ hữu hiệu đối với BVMT để PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ là một cách tiếp cận quan trọng để đạt các mục tiêu:

(i) Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

(ii) Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

(iii) Bảo vệ và cải thiện môi trường các khu vực trọng điểm về công nghiệp, khai thác khoáng sản, nông nghiệp, đô thị.

(iv) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Với các lý do trên, việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện “Quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” là hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu biến động xấu về môi trường trong quá trình triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” và đưa ra định hướng gắn kết quy hoạch tổng thể về bảo vệ môi trường trong các quy hoạch phát triển các lĩnh vực đô thị, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch trên địa bàn tỉnh.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích 3541,5 km2 nằm ở vùng Trung du - Miền núi (TD-MN) Bắc Bộ, trong lưu vực sông Cầu, giáp tỉnh Bắc Kạn về phía Bắc, tỉnh Lạng Sơn về phía Đông Bắc, tỉnh Bắc Giang về phía Đông, tỉnh Tuyên Quang về phía Tây Bắc, tỉnh Vĩnh Phúc về phía Tây và Thành phố Hà Nội về phía Nam.

Hình 2.1. Vị trí tỉnh Thái Nguyên trong vùng Đông Bắc

Địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung du - Miền núi (TD-MN) Bắc Bộ. Độ cao trung bình ở các huyện của tỉnh dao động từ 30m đến 300m (trên mực nước biển); thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592 m.

Về kiểu địa hình địa mạo: được chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam và dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình Karst phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1.000 m, độ dốc thường 250 - 350.

- Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam thuộc Đại Từ, Nam Phú Lương và Đồng Hỷ. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100 - 300 m, độ dốc thấp thường từ 150 - 250.

- Vùng đồi gò: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam của tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở huyện Phú Bình, Phổ Yên, một phần các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương và TX Sông Công, TP Thái Nguyên có độ cao trung bình từ 30 – 50 m, độ dốc thường dưới 100.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 35 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam của tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của Tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau như: Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun...

Vùng Tây Bắc của Tỉnh (huyện Định Hoá) có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết... Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau.

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 177 điểm quặng và mỏ khoáng sản với hơn 30 loại hình khoáng sản khác nhau phân bố tập trung ở các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai... Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành bốn nhóm: (1) Nhóm nhiên liệu cháy (than); (2) Nhóm kim loại (sắt, chì, kẽm, wolfram, thiếc,…); (3) Nhãm phi kim lo¹i (caolanh, đất sét, ..); (4) Nhóm vật liệu xây dùng (đá vôi, cát , sỏi).

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150,15 ha, tại đây có 5 nhóm chính: (1) Đất xám ferrolit; (2) Đất xám có tầng loang lổ; (3) Đất phù sa chua; (4) Đất nâu đỏ; (5) Núi đá.

Do địa hình có độ dốc cao, tầng phủ thực vật giảm, cường độ lũ lụt gia tăng, đất đai ở Thái Nguyên bị xói mòn mạnh.

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm 4 mùa trong đó mùa Đông và mùa Hè là 2 mùa chủ đạo, mùa Xuân và mùa Thu là các mùa chuyển tiếp. Mùa Đông gió có hướng chủ đạo là Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió chủ đạo là Nam và Đông Nam. Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng VIII và thấp nhất vào tháng I. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C- tháng VI) với tháng lạnh nhất 15,20C – tháng I) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 180C) chỉ trong 3 tháng.

Tuy nằm ở vùng Đông Bắc, nhưng do có các dãy núi cao ở phía Bắc và Đông Bắc che chắn gió mùa Đông Bắc, nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc so với các tỉnh khác thuộc vùng núi Đông Bắc. Mặt khác do sự chi phối của địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam nên trong mùa đông khí hậu của Thái Nguyên được chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:

- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lương, và các xã Nam Võ Nhai.

- Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, TX Sông Công và TP Thái Nguyên.

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/km2. Trong đó có 2 con sông lớn là sông Cầu và sông Công cùng rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác.

Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6.030 km2 bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3, chiều dài khoảng 290 km,

độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km², hệ số uốn khúc 2,02 và lưu lượng trung bình 153 m³/s

Hệ thống thuỷ nông của con sông này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang.

Sông Công là phụ lưu cấp I của sông Cầu. Sông Công có diện tích lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mưa lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên.

Toàn bộ chiều dài của sông Công đều nằm trọn trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2 với sức chứa lên tới 175 triệu m3 nước. Hồ này có thể chủ động điều hoà dòng chảy, chủ động tưới tiêu cho 12 nghìn ha lúa hai vụ màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho TP Thái Nguyên và TX Sông Công.

Sông Công chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu tại Hương Ninh - Hợp Thịnh - Bắc Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224m, độ dốc 27,3% rất cao so với các sông khác.

Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 794.106m3, lưu lượng trung bình năm 25m3/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2.

Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm - Phú Lương - Thái Nguyên.

Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13.3%.

Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106m3, lưu lượng trung bình là 8.37m3/s.

Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo Linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phận Bắc Kạn qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông Nam hợp lưu với sông Cầu ở huyện Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2 độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc 16,2%.

Sông Nghinh Tường bắt nguồn từ độ cao 550m tại phía Tây huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến xã Cúc Đường huyện Võ Nhai, chuyển hướng Đông Nam Tây Bắc và hợp lưu với sông Cầu.

Con sông này dài 46km, độ cao trung bình 290m, độ dốc 12.9%, mật độ lưới sông 1.05km/km2, diện tích lưu vực 465km2

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên còn nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì trên các con sông nhánh chảy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng thuỷ điện kết hợp với thuỷ lợi quy mô nhỏ.

Thái Nguyên có gần 5000 ha hồ ao, trong đó, có gần 200 hồ nhân tạo do đắp đập ngăn dòng chảy, lấy nước làm thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hồ Núi Cốc trên sông Công là hồ lớn và quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 25 km2, có sức chứa đủ để tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và chia sẻ một phần nước cho sông Cầu.

Nhìn chung, tài nguyên nước mặt của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.

Theo các tài liệu khảo sát địa chất thuỷ văn (ĐCTV) và tìm kiếm thăm dò trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, nước dưới đất tồn tại dưới dạng lỗ hổng các trầm tích Đệ tứ (Q) và phức hệ chứa nước khe nứt.

Phân bố ven sông Cầu, sông Công chủ yếu phần Nam của tỉnh gồm huyện Phổ Yên và Phú Bình. Phần trên chủ yếu là các thành phần hạt mịn, khả năng chứa nước kém bề dầy 4 ÷ 5 m, ở ven các sông nhỏ 15 ÷ 20m. Phần dưới là cát, cuội, sỏi khả năng chứa nước tốt hơn, bề dầy 4 ÷ 5 m có khi 10 ÷ 15 m. Ven các sông tầng nước này có quan hệ thuỷ lực với nước sông. Nước trong tầng nhạt thuộc loại trung tính có thể dùng làm nguồn cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp. Tuy nhiên, hàm lượng sắt cao (1 - 5 mg/L) cần phải được xử lý.

Nước khe nứt và khe nứt castơ: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh. Các thành tạo cácbonat có mức độ chứa nước tốt, độ cứng cao, nhiều mạch lộ có lưu lượng rất lớn như Hồ Mắt Rồng lưu lượng vài trăm l/s. Nước khe nứt đều nhạt thuộc loại nước trung tính có thể làm nguồn cấp nước. Điều kiện về nguồn nước Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho khai thác nước ngầm, nhìn chung chất lượng tốt, có trữ lượng nước ngầm khá lớn, khoảng 3 tỷ m3, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu sinh hoạt của nhân dân.

1.1.8. Tài nguyên rừng và các hệ sinh thái cạn

Thái Nguyên có trên 165,13 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 46,62 % diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó diện tích đất rừng tự nhiên khoảng 104,8 nghìn ha, rừng trồng có trên 60 nghìn ha. Trong tổng diện tích rừng, rừng phòng hộ có gần 55,6 nghìn ha, rừng đặc dụng 28,1 nghìn ha và rừng kinh tế 81,4 nghìn ha. Tổng diện tích đất chưa sử dụng có 49.049 ha (phần lớn là diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn phá), trong số này có trên 39 nghìn ha có khả năng phục vụ mục đích lâm nghiệp.

Từ những tài liệu lịch sử và các dấu tích còn lại, có thể thấy phần lớn diện tích đồi núi của Thái Nguyên trước đây là những thảm rừng dầy. Sau những năm chiến tranh và do khai thác sử dụng không hợp lý, lớp phủ thực vật của Thái Nguyên đã suy giảm cả về diện tích và sinh khối. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật, suy thoái môi trường và tác động tiêu cực đến khả năng phát triển KT - XH của tỉnh. Trong vòng 10 năm nay với hiệu quả của các chương trình phục hồi rừng, diện tích rừng ở Thái Nguyên tăng đáng kể so với các năm 1980. Tuy nhiên phần lớn thực vật ở rừng mới trồng là các loại cây keo, bạch đàn, thông ít có giá trị về đa dạng sinh học.

Theo một số tài liệu trước năm 1960, hệ động vật của tỉnh có 432 loài thuộc 91 họ, 28 bộ của 04 lớp động vật. Có nhiều loài động vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, gấu ngựa, voọc đen, hươu xạ, báo lửa... Tuy nhiên theo thời gian, cùng với các hoạt động săn bắt, phá rừng, động vật hoang dã đã và đang có những suy giảm lớn về số lượng, số loài. Hổ, báo, gấu, voọc gần như không còn, heo rừng, khỉ, chim rừng và các loài bò sát lớn (kỳ nhông, tắc kè, kỳ đà) còn lại không đáng kể.

Mất rừng đồng nghĩa với việc mất điều kiện sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã. Sự suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ ở sự tuyệt chủng một số loài, suy giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong đó có nhiều loài quý hiếm.

1.1.9. Tài nguyên thuỷ sinh và hệ sinh thái nước

Tiềm năng diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh có 6.925 ha mặt nước, trong đó 2.285 ha ao, 1.140 ha hồ chứa vừa và nhỏ, 2.500 ha hồ chứa lớn, 1.000 ha ruộng lúa có khả năng nuôi cá kết hợp, khoảng 12.000 ha diện tích sông suối có khả năng nuôi trồng và khai thác thủy sản tự nhiên.

Kết quả thống kê và khảo sát đã xác định được 96 loài thuộc 7 họ và 5 bộ (bao gồm cả cá nuôi và cá tự nhiên). Trong đó bộ cá chép (Cypriniformes) có số loài chiếm nhiều nhất (58 loài).

1.1.10. Các khu bảo tồn thiên nhiên

Hiện nay, trong danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài Vườn Quốc gia Tam Đảo (bao gồm một số xã, huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang) không có vườn quốc gia, khu BTTN, khu dự trữ sinh quyển nào khác mặc dù đây là tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng lớn.

Thái Nguyên có nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hoá, lịch sử và các di tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền, chùa, hang động như đình Phương Độ, hang Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, ATK Định Hoá.

1.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI

Số dân của tỉnh là trên 1,12 triệu người (2009) trong đó phụ nữ chiếm 50,29%. Trên địa bàn tỉnh có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống từ lâu đời, trong đó dân tộc Kinh chiếm 75,5%, dân tộc Tày: 10,7%; dân tộc Nùng: 5,1% và các dân tộc khác: Sán Dìu, Dao, Cao Lan, H’Mông, Hoa.

Thái Nguyên là trung tâm Kinh tế - văn hóa, Khoa học - Công nghệ của vùng TD-MN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu KT-XH giữa vùng TD-MN Bắc Bộ và vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là công nghiệp luyện kim, cơ khí, khai thác chế biến khoáng sản. Thái Nguyên cũng là tỉnh có diện tích canh tác nông nghiệp lớn nhất ở vùng TD-MN Bắc Bộ với nhiều loại nông phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong đó chè là đặc sản của cả nước.

Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm đào tạo đại học lớn thứ 3 cả nước về số lượng các trường đại học với tài nguyên thiên nhiên phong phú, truyền thống văn hóa cho nên nhân lực ở tỉnh Thái Nguyên có đủ điều kiện để phát triển thành tỉnh có nền kinh tế phát triển.

Trong các năm gần đây cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch đúng hướng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hoá mà tỉnh có lợi thế phát triển (như công nghệ khai thác, chế biến, thương mại, du lịch - khách sạn - nhà hàng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp). Ngành công nghiệp - xây dựng được đầu tư nhiều nhất trong những năm qua và cho tới nay vẫn là nghành đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh: 38,50% năm 2004, 38,71% năm 2005, 38,76% năm 2006, 39,55% năm 2007 và 40,55% năm 2009. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tỉnh trong GDP năm 2004 là 34,63%, năm 2005 là 35,08%, năm 2006 là 36,52%, năm 2007 là 36,20% và năm 2009 là 37,00%. Phần đóng góp của ngành nông - lâm - thuỷ sản cho GDP toàn tỉnh giảm nhanh qua các năm (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối), phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, tỷ trọng của ngành giảm từ 26,87% năm 2004, 26,21% năm 2005, 24,72% năm 2006, 24,25% năm 2007 và 23,55% năm 2009.

Tuy vậy, Thái Nguyên vẫn là tỉnh nghèo: GDP/đầu người trung bình của tỉnh là 14,6 triệu đồng, thấp hơn trung bình cả nước là 19,1 triệu đồng. Một số bộ phận dân chúng, nhất là vùng đồng bào dân tộc ở các huyện vùng sâu còn có mức sống thấp, tỷ lệ số hộ nghèo trong tỉnh còn cao, chiếm 13,99%.

1.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH ĐẾN NĂM 2020

Để xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế của khu vực và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số 58/2007/QĐ - TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu phát triển dưới đây:

Căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH cả nước, của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, căn cứ Nghị quyết số 37 NQ/TW của Bộ Chính trị và nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và thực trạng phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển KT-XH đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 như sau:

1. Phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng TD-MN Bắc Bộ và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa Thái Nguyên với mức trung bình của cả nước. Nâng cao dần vị thế của Thái Nguyên, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng TD-MN Bắc Bộ.

2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hoá cơ cấu kinh tế theo hướng: Thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, tài chính; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu cụm công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng chế biến lương thực, thực phẩm, lâm sản...; xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị theo hướng hiện đại, gắn với vành đai nông thôn; nông thôn được phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hoá của các làng, bản.

4. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xoá đói nghèo và các tệ nạn xã hội; giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng, kể cả nông thôn và miền núi.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

“Xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh có tiềm lực và vị thế cao trong vùng và tiến tới trong cả nước; trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc; có quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao”.

1. Đưa Thái Nguyên ra khỏi tình trạng chậm phát triển. Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2010 của tỉnh gần bằng mức trung bình của cả nước. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và hiệu quả hơn các thời kỳ trước; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh. Tạo nền tảng để đến trước năm 2020 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp và dịch vụ.

2. Đảm bảo Thái Nguyên có một cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hiện đại, hiệu quả với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đảm bảo nền kinh tế của tỉnh đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác một cách có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

3. Chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực được nâng cao; văn hoá, xã hội phát triển đồng bộ với tăng trưởng kinh tế; đời sống nhân dân được cải thiện, giảm đói nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

4. Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hoá, hiện đại hoá với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

- GDP/người tính theo USD giá hiện hành đạt trên 800 USD vào năm 2010, bằng khoảng 77% mức bình quân của cả nước (1.050 USD) và khoảng 2.200-2.300 USD vào năm 2020, bằng mức bình quân của cả nước (theo dự báo của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 12-13%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11-12% trong giai đoạn 2011-2020. Trong đó nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng khoảng 5-5,5%, công nghiệp - xây dựng khoảng 13,5-14,5%, dịch vụ khoảng 12-13% trong cả giai đoạn 2006-2020.

- Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 44-45%, dịch vụ 38-39% và nông - lâm nghiệp - thủy sản khoảng 16-17%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 47-48%, 42-43%, và 9-10%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 65-66 triệu USD, năm 2020 khoảng 240-250 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 14-16% trong cả thời kỳ 2006-2020.

- Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 20% trong cả thời kỳ 2006-2020, năm 2010 đạt 1. 500-1.550 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành).

- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,9%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,8-0,82% và tăng cơ học là 0,08-0,1%.

- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động trong giai đoạn 2006-2010 và 12.000-13.000 lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38-40% năm 2010 và tăng lên 68-70% năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống dưới 15% vào năm 2010 và còn khoảng 2,5% năm 2020. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân lực (HDI) lên trên 0,7 vào năm 2010 và trên 0,8 vào năm 2020.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố và thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, còn lại tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% học sinh ở các vùng, xã khó khăn. Kiên cố hóa toàn bộ trường và lớp học. Đảm bảo mỗi huyện có ít nhất ba trường THPT.

- Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

- Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lưới điện, cấp nước sạch. Đảm bảo trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch, 100% số hộ có điện sử dụng vào năm 2010.

- Nâng tỷ lệ đô thị hoá lên 35% vào năm 2010 và 45% vào năm 2020.

- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh, giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy.

- Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50% vào năm 2010, nâng cao chất lượng của độ che phủ. Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.

- Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ đạt khoảng 14-16%/năm trong giai đoạn đến năm 2010 và 16-18%/năm trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu để một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của Thái Nguyên đạt trình độ trên trung bình của cả nước vào năm 2020.

Hoạt động phát triển KT-XH của các nghành kinh tế trên địa bàn tỉnh với tốc độ cao sẽ gia tăng phát thải các chất ô nhiễm và gây áp lực khác đến tài nguyên và môi trường trong tỉnh.

1.4. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI NGUYÊN

1.4.1. Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên

Các yếu tố môi trường tự nhiên và kinh tế x˛ hội của khu vực sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động KT - XH của tỉnh Thái Nguyên :

- Các yếu tố khí hậu (như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa...) ảnh hưởng đặc biệt đến ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp khai khoáng, dịch vụ - du lịch, ngoài ra cũng tác động đến sức khoẻ người dân trên toàn bộ địa bàn tỉnh.

- Các hiện tượng thời tiết bất thường (lũ, lụt, bão lốc, sương mù...) trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động KT - XH và sức khoẻ người dân trên địa bàn tỉnh.

- Ô nhiễm nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) do cỏc tỉnh đầu nguồn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và các hệ sinh thái tự nhiên. Thiếu nước sản xuất vào mùa khô ảnh hưởng đến hoạt động của ngành công nghiệp - tiểu thđ công nghiệp, nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và sinh hoạt của nhân dân.

- Ô nhiễm không khí từ các tỉnh bạn đưa vào địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và sự phát triển cỏc ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.

1.4.2. Khả năng ảnh hưởng do phát triển KT - XH ở tỉnh Thái Nguyên đến môi trường

Hoạt động phát triển KT-XH của các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tốc độ ngày càng cao sẽ làm gia tăng việc suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên (nhất là tài nguyên rừng và tài nguyên đất nước) gia tăng các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe người dân. Cụ thể:

(i) Phát triển các khu dân cư, công trình thủy điện, cơ sở khai thác khoáng sản, KCN công trình giao thông ở các huyện miền núi sẽ làm giảm diện tích rừng đầu nguồn, tác hại đến môi trường sinh học, môi trường nước, đất và góp phần làm tăng hậu quả tác động của biến đổi khí hậu.

(ii) Nước thải từ các khu dân cư, khách sạn, khu du lịch, nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, nước thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh đang và sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, phát tán bệnh dịch và tác hại đến hệ sinh thái nước.

(iii) Khí thải và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản đang và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và gây ô nhiễm không khí xung quanh.

(iv) Chất thải rắn và các chất nguy hại từ các khu dân cư, công sở, doanh trại quân đội, cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao thông thuỷ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất đai nếu không được xử lý triệt để. Chất thải rắn sinh hoạt không những gây mất mỹ quan, nguồn phát sinh bệnh dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế khác.

(v) Hoạt động sản xuất lâm nghiệp, giao thông thuỷ có khả năng làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, giảm diện tích rừng tự nhiên, bãi bồi ven sông, gia tăng xói mòn, sạt lở đất, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Trên đây là các vấn đề môi trường quan trọng nhất và sẽ càng gia tăng trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh trên 10% trong giai đoạn 2010 - 2020. Do vậy đây là các vấn đề được xem xét cụ thể trong Quy hoạch BVMT của tỉnh.

1.5. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Kết quả khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh của Dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên”, kết hợp với số liệu quan trắc nhiều năm của tỉnh, cho thấy hiện trạng chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh như sau:

1.5.1. Chất lượng nước sông, hồ

(i) Trên toàn tuyến sông Cầu trên địa phận tỉnh Thái Nguyên không có điểm nào có tất cả các thông số đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1, A2 (tiêu chuẩn cho cấp nước sinh hoạt) trong cả 2 mùa.

(ii) Tuy nhiên nếu so với mức cho phộp (MCP) đối với nguồn loại A2 và loại B1 phần lớn các điểm đều đạt MCP đối với phần lớn các thông số.

(iii) Các tác nhân gây ô nhiễm chính nguồn nước sông Cầu là: chất rắn, chất hữu cơ, dầu mỡ và vi sinh với nồng độ, hàm lượng vượt MCP đối với nguồn loại A và B1.

(iv) Chưa có vấn đề ô nhiễm do hoá chất độc hại (các kim loại nặng, hoá chất BVTV) ở sông.

(v) Chất lượng nước sông Cầu tại đập Thác Huống bị ô nhiễm ở mức trung bình đến nặng, không đạt QCVN 08:2008 đối với loại B1. Tại các vị trí khác chất lượng nước sông Cầu chỉ bị ô nhiễm nhẹ đến trung bình nếu so với MCP đối với nguồn loại A2; đạt MCP đối với B1.

(vi) Nếu so sánh giữa 2 mùa mưa và mùa khô có thể thấy vào mùa mưa chất lượng nước sông Cầu kĐm hơn vì bị ảnh hưởng do nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư, đô thị, nông nghiệp đưa vào sông.

Tuy nhiên nếu so với chất lượng nước các sông ở khu vực TP Hà Nội (sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Nhuệ) mức độ ô nhiễm sông Cầu cũng nhẹ hơn nhiều.

Chất lượng nước sông Công trên dòng chính

(i) Hiện nay không có điểm nào trên sông Công có tất cả thông số chất lượng nước đạt MCP đối với nguồn loại A theo QCVN 08:2008.

(ii) Phần lớn các điểm khảo sát có chất lượng nước đạt QCVN 08:2008 đối với nguồn loại B2, không đạt MCP đối với nguồn loại A (A1 và Az) và B1.

(iii) Cũng như ở sông Cầu, sông Công cũng bị ô nhiễm chủ yếu do chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh. Chưa có vấn đề ô nhiễm do hoá chất độc hại.

- Độ pH: mang tính axit đến trung tính, giá trị xác định dao động 4,2 - 7,4. Cỏc giếng của một số hộ dân tại TP Thái Nguyên, TX Sông Công, các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình và Phổ Yên có độ axit cao (pH thấp dưới MCP của QCVN 09:2008/BTNMT).

- Độ cứng: dao động trong khoảng 48 - 246 mg/L, thấp hơn QCVN 09:2009 (quy định độ cứng là 500 mg/L). Như vậy, nước ngầm khu vực có độ cứng thấp.

Nồng độ NH4+, NO3- và NO2- tại đa số mẫu quan trắc dao động ở mức đạt QCVN 09:2009,

Phần lớn các điểm khảo sát nước ngầm có nồng độ NH4+ < 0,006 mg/L, đạt QCVN 09:2008 (giá trị giới hạn là 0,1 mg/L). Tuy nhiên, ở một số khu vực nước giếng đã bị ô nhiễm NH4+ rõ rệt.

1.5.3. Mức độ ô nhiễm của nước thải

Qua kết quả quan trắc có thể đánh giá như sau về thành phần và mức độ ô nhiễm do nước thải:

Hiện nay, nước thải của phần lớn các đơn vị sản xuất công nghiệp, bệnh viện vµ b˛i r¸c ë Th¸i Nguyên chưa đạt QCVN 24:009/BTNMT về nước thải công nghiệp.

- Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp không đạt QCVN 24:2009/BTNMT về các thông số ô nhiễm: chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, chất hữu cơ,... ..

- KCN Sông Công không đạt QCVN 24/2009/BTNMT về các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, As Mn), dinh dưỡng và vi sinh.

- Khu vực Hà Thượng không đạt QCVN 24/2009/BTNMT về kim loại nặng (As), dinh dưỡng và vi sinh vật.

- Nước thải các bệnh viện và bãi rác đều không đạt MCP về vi sinh vật và dinh dưỡng.

Đây là các nguồn ô nhiễm quan trọng cần được quan tâm, quản lý và xử lý đúng luật BVMT và tuân thđ các QCVN.

1.5.4. Hiện trạng chất lượng không khí và ồn

 Chất lượng không khí và ồn tại các khu dân cư

Chất lượng không khí và ồn khu đô thị

- Hàm lượng bụi ở cỏc khu đụ thị dao động trong khoảng từ < 0,1-1,0 mg/m3. Tại phần lớn các vị trí khảo sát, hàm lượng bụi đều đạt MCP đối với QCVN 05:2009, tuy nhiên ở các khu vực ven đường giao thông và công trình xây dựng hàm lượng bụi trong không khí vượt MCP từ 1,5 đến 3,0 lần.

- Nồng độ SO2 phần lớn tại các điểm đều < 0,026 mg/m3, thấp hơn mức cho phép (MCP) trong QCVN 05-2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,35 mg/m3) đến 7 lần, riêng tại trung tâm TP.Thái Nguyên có nồng độ SO2 0,04-0,06 mg/m3 nhưng vẫn đạt MCP.

- Nồng độ NO2 tại tất cả các vị trí khảo sát đều < 0,10 mg/m3, thấp hơn MCP trong QCVN 05:2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,2 mg/m3) hơn 2 lần.

- Nồng độ CO tại tất cả các vị trí khảo sát đều < 30 mg/m3, thấp hơn MCP trong QCVN 05:2009 (quy định trung bình 1 giờ là 30 mg/m3).

- Nồng độ chì tại tất cả các vị trí khảo sát đều dưới 0,0005 mg/m3 thấp hơn MCP trong QCVN 05:2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,0015 mg/m3).

Có thể nhận thấy vào thời điểm mùa khô, mức độ ô nhiễm ở phần lớn các điểm cũng ở mức thấp, duy nhất ô nhiễm bụi tại Khu dân cư phường Tân Thành - thành phố Thái Nguyên.

Tại các vị trí khảo sát có độ ồn xác định được dao động trong khoảng 50-70 dBA, tại phần lớn các điểm quan trắc độ ồn đều đạt MCP trong TCVN 5949-1998, đối với khu thương mại xen kẽ khu dân cư (70dBA) tuy nhiên không đạt MCP đối với khu dân cư (50dBA).

Chất lượng không khí và ồn tại khu vực nông thôn

Qua kết quả phân tích có thể đánh giá như sau:

- Hàm lượng bụi dao động trong khoảng từ < 0,1 - 0,92 mg/m3. Tại 3 trên 30 điểm quan trắc hàm lượng bụi trong không khí vượt MCP trong QCVN 05:2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3) từ 1,1 - 1,6 lần.

- Nồng độ SO2 dao động trong khoảng < 0,026 - 0,04 mg/m3, thấp hơn MCP hơn 8 lần .

- Nồng độ NO2 tại tất cả các vị trí khảo sát đều < 0,05 mg/m3, thấp hơn MCP trong QCVN 05 - 2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,2 mg/m3) hơn 4 lần.

- Nồng độ CO tại tất cả các vị trí khảo sát đều < 20 mg/m3, thấp hơn MCP trong QCVN 05 - 2009 (quy định trung bình 1 giờ là 30 mg/m3).

- Nồng độ chì tại tất cả các vị trí khảo sát trong khoảng < 0,0001 - 0,0008 mg/m3, thấp hơn MCP trong QCVN 05 - 2009 (quy định trung bình 1 giờ là 0,0015 mg/m3) hơn 2 lần.

- Tại các vị trí khảo sát có độ ồn xác định được dao động trong khoảng 50 - 75 dBA. Độ ồn tại phần lớn các điểm đều đạt MCP đối với khu dân xen kẽ khu thương mại nhưng không đạt MCP đối với khu dân cư. Đặc biệt các điểm nằm cạnh đường giao thông có mật độ xe cơ giới cao bị ô nhiễm do tiếng ồn ở mức cao (trên 75 dbA vào giờ cao điểm về hoạt động giao thông).

 Chất lượng không khí và ồn tại các khu công nghiệp

Chất lượng không khí và ồn khu công nghiệp và trung quanh

(i) Tại các khu dân cư gần khu vực Nhà máy xi măng Núi Voi, Quang Sơn, La Hiên và khu, cụm công nghiệp tại các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Võ Nhai, Phú Lương và Định Hóa chất lượng không khí thuộc loại ô nhiễm nhẹ. Độ ồn đạt MCP theo TCVN.

(ii) Tại các vị trí khu công nghiệp còn lại với các điểm đại diện là Đường Tròn Gang Thép, Cổng Cân - Công ty Gang thép và Khu công nghiệp Sông Công, không khí đã bị ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng.

(iii) Tại các vị trí chung quanh các nhà máy thuộc Công ty Cổ phần gang thép, không khí đã bị ô nhiễm ở mức trung bình đến nặng .

(iv) Tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi; nồng độ các khí độc: SO2, NOx, ở tất cả các điểm khảo sát chưa vượt MCP.

Chất lượng không khí và ồn khu khai thác khoáng sản ô nhiễm không khí tại Khu vực mỏ sắt Trại Cau, mỏ than Phấn Mễ và mỏ than Khánh Hoà đã vượt MCP khoảng 2,0 lần. Trong khi đó tại các vị trí khác không khí chỉ bị ô nhiễm ở mức nhẹ. Tác nhân gây ô nhiễm chđ yếu là bụi, chưa khu vực nào bị ô nhiễm các khí độc: SO2, NOx, Pb. Độ ồn ở các khu vực khai thác khoáng sản đạt MCP vào thời điểm không có hoạt động nổ mìn.

Kết quả quan trắc môi trường có thể đánh giá chất lượng đất trên địa bản tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Độ pH: pH đo được trong các mẫu đất dao động trong khoảng từ 4,5 - 8,5. Như vậy, đất có độ pH từ kiềm đến axit.

- Hàm lượng chất hữu cơ: Trong các mẫu đất, độ mùn xác định được trong khoảng từ 0,53 - 6,84%, cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong đất dao động ở mức thấp. Đất nghèo hữu cơ.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng

Hàm lượng tổng N dao động trong khoảng 63,9 - 178,6 mg/kg. Hàm lượng tổng P dao động trong khoảng 97,37 - 947,1 mg/kg.

Đa số các mẫu đất ở các điểm khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã bị ô nhiễm kim loại nặng. Chỉ có đất ruộng ở một số khu vực chưa bị ô nhiễm các kim loại nặng.

Hàm lượng As dao động trong khoảng từ < 0,5 - 63,8 mg/kg. Trong đó có 25/ 30 điểm mẫu cú hàm lượng As dao động từ 14,5 - 63,8 mg/kg không đạt QCVN 03:2008/BTNMT (quy định As 12 mg/kg).

Hàm lượng Pb dao động trong khoảng từ < 0,5 - 349,35 mg/kg. Trong đó có 10/ 30 điểm mẫu đã ô nhiễm Pb, hàm lượng Pb dao động từ 71,1 - 349,35 mg/kg không đạt QCVN 03:2008/BTNMT (quy định Pb 70 mg/kg đối với đất nông nghiệp và 120 mg/kg đối với đất dân sinh).

Hàm lượng Cd dao động trong khoảng từ < 0,5 - 349,35 mg/kg. Trong đó có 14/ 30 điểm mẫu đã ô nhiễm Cd, hàm lượng Cd dao động từ 12,05 - 154,2 mg/kg không đạt QCVN 03:2008/BTNMT (quy định Cd 2 mg/kg đối với đất nông nghiệp và 5 mg/kg đối với đất dân sinh).

Hàm lượng Zn dao động trong khoảng từ 24 - 21.118 mg/kg. Trong đó có 20/ 30 điểm đã ô nhiễm Zn, hàm lượng Zn dao động từ 312 - 21.118 mg/kg không đạt QCVN 03:2008/BTNMT (quy định Zn 200 mg/kg đối với đất nông nghiệp và dân sinh).

Theo tính toán, năm 2009 khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 700 tấn/ngày, trong đó có khoảng 320 tấn/ngày từ các đô thị.

Khối lượng CTR (phân) từ gia súc, gia cầm vào khoảng 52.000 tấn/năm (năm 2009).

Khối lượng CTR y tế phát sinh khoảng 9,5 tấn/ngày trong đó khoảng 346 kg chất thải nguy hại (CTNH).

Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1,825 triệu tấn (5,010 tấn/ngày), trong đó 25% là CTNH.

Theo tốc độ tăng trưởng về dân số, mức sống, tăng trưởng công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi khối lượng các loại CTR sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2020. Đây là vấn đề môi trường nan giải phải được giải quyết trong các quy hoạch phát triển của tỉnh, TP, TX và các huyện.

CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN - HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO SƠ BỘ

2.1. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐANG DIỄN RA TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN

2.1.1. Phân loại các tác động môi trường

Để đạt được các mục tiêu phát triển KT - XH, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang gây ra các áp lực đến môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường bên ngoài cũng gây các áp lực đến môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh trong quá trình nghiên cứu lập “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020", kết hợp số liệu quan trắc hàng năm của tỉnh và số liệu về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tác động chính đến môi trường tại tỉnh được khái quát như sau:

Các tác động đến môi trường tỉnh Thái Nguyên được phát sinh từ 2 nguồn gốc:

(i) Các tác động do yếu tố ngoại sinh (các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội từ bên ngoài đưa vào tỉnh).

(ii) Các tác động do yếu tố nội sinh (các yếu tố do hoạt dộng KT-XH trong tỉnh tạo nên).

Các tác động môi trường tiêu cực được phân chia thành 4 mức: “nghiêm trọng” (hoặc tác động lớn), “rõ rệt” (hoặc tác động trung bình), “nhỏ” và “không đáng kể” (hay thực tế là “không tác động”).

- Tác động nghiêm trọng là tác động có thể làm thay đổi nghiêm trọng các nhân tố của môi trường hoặc tạo ra biến đổi lớn về môi trường. Tác động loại này có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội hoặc sức khoẻ nhân dân trong một khu vực lớn.

- Tác động rõ rệt là tác động có thể làm thay đổi rõ rệt một số yếu tố môi trường.

Tác động loại này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường hoặc đến kinh tế - xã hội hoặc sức khoẻ nhân dân trong một khu vực không lớn.

- Tác động nhỏ là tác động có thể ảnh hưởng nhẹ đến chất lượng môi trường, kinh tế - xã hội, sức khỏe người dân ở khu vực trong hoặc ven nguồn gây tác động.

- Một số tác động môi trường có mức độ không đáng kể (không rõ rệt). Loại tác động này được xác định là “không đáng kể” hay thực tế không tác động.

Bên cạnh 4 loại tác động trên, mỗi tác động có thể đánh giá là “có thể giảm thiểu”, “không thể giảm thiểu”, “có thể phục hồi”, “không thể phục hồi”, “cục bộ”, “tạm thời” hay “dài hạn” (lâu dài) phụ thuộc vào tính chất và mức độ của tác động.

Các yếu tố tự nhiên có thể là nguồn gây áp lực và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và tác động đến các hoạt động phát triển của các ngành kinh tế ở Thái Nguyên.

2.1.2.1. Tác động do yếu tố môi trường vật lý

Các yếu tố môi trường vật lý không những ảnh hưởng đến các hoạt động KT - XH mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, sức khoẻ con người và các hoạt động kinh tế.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm.

- Ảnh hưởng của mưa lũ, ngập úng

- Ảnh hưởng của yếu tố thuỷ văn.

- Ảnh hưởng của yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, địa chất.

Tác động do yếu tố môi trường vật lý nêu trên là rõ rệt, có tính lâu dài.

2.1.2.2. Tác động từ môi trường sinh học

Thảm thực vật (nhất là các loại thân gỗ) có giá trị cao trong điều tiết khí hậu, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ tài nguyên nước và đất. Tuy nhiên, mật độ cây xanh và diện tích thảm thực vật bản địa trên địa bàn tỉnh ngày càng suy giảm (mặc dù diện tích rừng có tăng nhưng chủ yếu là cây ngoại lai: keo, bạch đàn) có thể gây một số tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và KT - XH của tỉnh. Các tác động rõ rệt do suy giảm diện tích thảm thực vật bản địa là:

- Gia tăng cường độ và tần suất lũ lụt ở các huyện miền núi.

- Gia tăng xói mòn, suy giảm chất lượng đất.

- Gia tăng ô nhiễm nước các sông, hồ.

- Góp phần tăng hiệu ứng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

2.1.3. Các tác động đến môi trường do yếu tố nội sinh

2.1.3.1. Các tác động môi trường do phát triển các ngành công nghiệp

Mặc dù GDP của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh không bằng một số tỉnh, TP khác (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu …) nhưng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp đã và đang xảy ra ở mức rõ rệt. Các nguyên nhân chính là:

- Phần lớn các ngành CN ở Thái Nguyên là các ngành có tiềm năng ô nhiễm cao: luyện kim, cốc hóa, cơ khí, giấy, VLXD.

- Vị trí các cơ sở CN liền kề khu dân cư.

- Phần lớn các cơ sở CN chưa có biện pháp kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) tốt, nên việc phát thải chất thải vượt xa mức cho phép theo TCVN, QCVN.

Các tác động do khí thải công nghiệp

Ô nhiễm môi trường không khí từ sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên do các nguồn chính là: luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản.

Theo các kết quả quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh cho thấy hiện nay nhiều cơ sở công nghiệp luyện kim (NM Hợp kim sắt Trung Việt, Xí nghiệp kim màu 2, NM kẽm điện phân Thái Nguyên,…), sản xuất vật liệu xây dựng (Công ty cổ phần xi măng La Hiên, Nhà máy xi măng Núi Voi,…) chưa đáp ứng được Quy chuẩn môi trường Việt Nam về khí thải công nghiệp, Quy chuẩn môi trường Việt Nam về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. Đặc biệt, khu công nghiệp Lưu Xá với nhiều cơ sở luyện kim (Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần hợp kim sắt, Công ty cổ phần cơ khí gang thép, Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa,…) nằm trong địa giới TP Thái Nguyên phát tán khí thải không đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, gây ô nhiễm cho khu dân cư trung quanh.

Các tác động do nước thải công nghiệp

Từ các kết quả giám sát môi trường có thể thấy rằng:

- Nước thải của nhiều cơ sở sản xuất (Công ty cổ phần Meinfa, Công ty TNHH sản xuất tinh bột sắn Sơn Lâm, NM Cốc Hóa và nhiều nhà máy khác) không đạt TCVN 5945:2005 trước đây và nay là QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Nước thải công nghiệp đã gây ô nhiễm một số đoạn trên các sông Cầu, sông Công.

Các tác động đến môi trường do chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại

Theo kết quả điều tra, ước tính lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là khoảng 6.800 tấn/ngày tức 2.482.000 tấn/năm (không tính CTR từ hoạt động khai khoáng). Nhìn chung hiện nay lượng chất thải rắn công nghiệp không được phân loại, chưa được xử lý triệt để, không có quy

hoạch khu chôn lấp, chủ yếu là đổ thải tại chỗ, san lấp mặt bằng và một lượng nhỏ được tận thu tái chế lại.

Về chất thải công nghiệp nguy hại: Chưa có số liệu thống kê về lượng rác thải độc hại xả ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên, có thể đoán biết được là rất đáng kể. Các loại rác thải công nghiệp nguy hại gồm: Kim loại/có chứa lớp mạ, các loại sơn và nhựa thông, dầu mỡ và rác thải có chứa dầu mỡ, cặn dầu, Amiăng, axit và kiềm, cặn bùn chứa kim loại. Phần lớn chất thải nguy hại không được phân tách khỏi chất thải rắn công nghiệp và thường được chôn lấp hoặc xả thẳng, trực tiếp vào môi trường.

Chất thải rắn công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại không được xử lý triệt để đã gây ra nguy cơ lớn về môi trường và sức khoẻ ở tỉnh Thái Nguyên và lưu vực sông Cầu.

2.1.3.2. Các tác động môi trường do phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Nhìn chung việc đánh giá ô nhiễm môi trường đất do hóa chất BVTV của tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế do có quá ít số liệu khảo sát.

Kết quả phân tích 4 mẫu đất tại 4 điểm Bản Ngoại - huyện Đại Từ, Núi Căng - huyện Phú Bình, đất trồng rau - TP. Thái Nguyên và tại Tức Tranh - huyện Phú Lương cho thấy: hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) 2,4D tại tất cả các mẫu phân tích đều vượt MCP theo TCVN 5941 - 1995 (nay là QCVN 15:2008/BTNMT) từ 1 - 2,5 lần. Đặc biệt mẫu đất lấy tại khu vực núi Căng - huyện Phú Bình (nền kho thuốc trừ sâu cũ của tỉnh) hàm lượng DDT vượt QCVN khoảng 6776 lần, hàm lượng 2,4D vượt khoảng 500 lần.

Trên địa bàn tỉnh không có nhiều số liệu nghiên cứu về tồn lưu hoá chất BVTV trong đất, tuy nhiên do việc sử dụng hóa chất BVTV không giảm nên có thể mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV không thay đổi nhiều so với kết quả trước.

Tác động từ hoạt động chăn nuôi

Qua quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm trong nguồn thải của các trang trại chăn nuôi là rất lớn. Nước thải phát sinh với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao, với các thông số ô nhiễm đặc trưng BOD, COD, amoni, tổng N, tổng P, coliform,…vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

2.1.3.3. Các tác động môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

Qua khảo sát thực tế hiện trường lấy mẫu phân tích tại từng cơ sở khai khoáng nhận thấy tại khu vực các mỏ khai thác, khu chế biến khoáng sản, tuyến đường vận chuyển đất đá thải, sản phẩm mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Các cơ sở khai thác, tận thu khoáng sản như mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Phấn Mễ, mỏ sắt Trại Cau, xí nghiệp thiếc Đại Từ, mỏ chì kẽm Phú Đô, … ngoài gây ô nhiễm không khí còn gây ô nhiễm đất và nước do nguồn nước thải phát sinh từ quá trình chế biến, tuyển rửa với đặc thù ô nhiễm về kim loại nặng, chất rắn lơ lửng…

Tại các mỏ khai thác kim loại ở Thái Nguyên, các bãi thải xỉ và hồ chứa chất thải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với nước mặt và nước ngầm ở khu vực chung quanh và hạ lưu, nhất là khi xảy ra sự cố rò rỉ hồ chứa chất thải.

Hầu hết các cơ sở khai thác và chế biến này chưa có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải rắn mới chỉ thu gom tập trung vào một khu vực nhất định như mỏ chì kẽm Làng Hích, mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ sắt Trại Cau. Nước thải mỏ và các cơ sở chế biến khoáng sản chỉ được xử lý qua các bể lắng để làm trong nước trước khi thải ra môi trường. Các chất kim loại nặng, hóa chất tuyển rửa chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường tạo ra sự gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Theo tính toán dựa trên sản lượng khai thác của ngành, mỗi năm các cơ sở khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên thải ra môi trường trên 22 triệu m3 nước thải.

2.1.3.4. Các tác động môi trường do đô thị hóa

Số dân đô thị ở tỉnh Thái Nguyên là 291.500 người vào năm 2008, lưu lượng nước thải đô thị khoảng 34.980m3/ngày. Với lưu lượng này, mặc dầù chỉ mới được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại (hiệu quả xử lý BOD độ 60 - 70%, chất rắn lơ lửng khoảng 70%, vi sinh khoảng 70%) sau đó đưa vào hệ thống cống của các TP, TX và xả ra sông, đồng ruộng nhưng hiện nay các sông Cầu, sông Công chỉ bị ô nhiễm ở mức nhẹ đến trung bình (theo MCP đối với nguồn loại A trong QCVN 08:2008). Tuy nhiên ô nhiễm các sông, hồ do nước thải đô thị sẽ là vấn đề lớn từ sau năm 2020 do dân số đô thị tăng nhiều lần.

- Gia tăng chất thải rắn đô thị

Với số dân đô thị là 291.500 người vào năm 2008, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày ở các đô thị là khoảng 233 tấn (trung bình 0,8kg/người/ngày. Với khối lượng này các bãi rác ở TX Sông Công và TP Thái Nguyên là đủ sức chứa nên chưa gây ô nhiễm môi trường lớn. Tuy nhiên vấn đề CTR đô thị sẽ trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn 2010 - 2020 do gia tăng nhanh dân số đô thị.

2.1.3.5 Các tác động môi trường do phát triển các công trình hạ tầng

- Tác động môi trường do phát triển giao thông

Với lượng xe tăng nhanh chóng thì lượng chất ô nhiễm trong khí thải như: SO2, NO2, CO, VOC đã tăng nhanh. Số liệu quan trắc chất lượng không khí cho thấy hiện nay ô nhiễm bụi do giao thông đường bộ đã vượt MCP ở một số khu vực tại các TP, TX, TT trong tỉnh.

Kết quả quan trắc tiếng ồn tại một số trục đường giao thông của TP Thái Nguyên, TX Sông Công và một số thị trấn cho thấy: mức ồn tương đương ở các trục đường giao thông Thái Nguyên nhìn chung đã vượt MCP theo TCVN 5949:1998 ở một số điểm ven quốc lộ và ven các tuyến phố chính.

-Tác động môi trường do chất thải bệnh viện

Theo tính toán, lượng chất thải y tế khoảng 7.497 kg được phát sinh mỗi ngày từ tất cả các bệnh viện, trạm y tế ở tỉnh Thái Nguyên. Trong tổng số này, khoảng 7.151 kg (95%) là chất thải thông thường (chất thải sinh hoạt). Số còn lại là 346kg (5%) thuộc nhóm chất thải y tế nguy hại, bao gồm 114 kg vật sắc nhọn, 470 kg chất thải lây nhiễm không sắc nhọn và 40 kg chất thải nguy hại khác, trong đó có chất thải nhiễm và phóng xạ, hóa chất.

2.1.3.6. Suy giảm rừng và đa dạng sinh học

Là một tỉnh trung du miền núi diện tích rừng ở Thái Nguyên chiếm 43% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng diện tích rừng tự nhiên của Thái Nguyên còn không đáng kể. Loại rừng này chỉ còn ở vùng đỉnh núi Tam Đảo, vùng núi đá vôi thuộc huyện Võ Nhai và một số xã phía Bắc huyện Định Hoá. Trước những năm 1960, diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn, nhưng sau 50 năm, do khai thác không hợp lý, do quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa thật rõ ràng nên nhiều vùng đã bị khai thác kiệt hoặc biến thành đất nương rẫy. Phần lớn diện tích rừng hiện nay là rừng trồng các loại cây có nguồn gốc từ nước ngoài (keo, bạch đàn).

Mất rừng tự nhiên đồng nghĩa với mất điều kiện sống của nhiều loài động thực vật hoang dã. Suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ ở sự tuyệt chủng một số loài, sự suy giảm cá thể ở nhiều loài khác, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Mất rừng còn có nghĩa là giảm đa dạng sinh học (giảm diện tích rừng, giảm đa dạng loài và giảm đa dạng nguồn gen). Cả ba loại suy giảm này đều thể hiện rõ trên địa bàn Thái Nguyên.

Mất rừng là mất lớp áo bảo vệ đất, đặc biệt là đất dốc. Do phần lớn đất rừng trước đây có độ dốc lớn nên sau khi lớp phủ bị phá các hiện tượng xói mòn, thoái hoá, bạc màu đất xảy ra rất nhanh. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 xu hướng mất rừng tự nhiên và mất động vật hoang dã trên địa bàn Thái Nguyên vẫn xảy ra do chưa có một bước đột phá về quản lý, bảo tồn thiên nhiên và do sức ép của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.

2.2. CÁC ÁP LỰC DO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO SƠ BỘ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Hoạt động phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh sẽ gia tăng phát thải các chất ô nhiễm và gây áp lực khác đến tài nguyên và môi trường trong tỉnh. Các áp lực này xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành 2 dạng nguồn gây áp lực:

- Nguồn có liên quan đến chất thải.

- Nguồn không liên quan đến chất thải.

Từ Quy hoạch Tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có thể xác định các nguồn gây áp lực đến môi trường như sau.

2.2.1. Dự báo gia tăng chất thải do quy hoạch phát triển công nghiệp

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 khu công nghiệp (KCN), 20 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích đất dành cho công nghiệp là 908,2 ha. Diện tích này tăng 2,18 lần so với trước 1990 khi toàn tỉnh Thái Nguyên chỉ có KCN luyện kim Lưu Xá - Thái Nguyên (416 ha).

Các ngành công nghiệp chủ yếu ở các CCN là luyện kim (đúc, cốc hóa, thép); vật liệu xây dựng (ximăng, đá xây dựng, gạch ngói); năng lượng (nhiệt điện chạy than); gốm, sứ; cơ khí, hoá chất, khai khoáng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến chè, nông sản thực phẩm và gia công cơ khí.

Đặc biệt, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều nhà máy quốc phòng: Nhà máy Z131 ở huyện Phổ Yên; Nhà máy Z115, Z127 ở TP Thái Nguyên.

Trong quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh không đề cập các nhà máy này, như vậy các nhà máy quốc phòng vẫn có khả năng không bị di dời khỏi các vùng đông dân cư.

Đây là các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn do khí thải, nước thải và chất thải rắn chứa nhiều thành phần nguy hại (dễ cháy nổ, có độc tính cao). Các nhà máy này sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ nên khả năng gây sự cố môi trường do cháy nổ cao. Vụ nổ ở Z115 ở ngoại thành Thái Nguyên là bài học điển hình xấu về quản lý môi trường và quản lý sản xuất của đơn vị này.

Ngoài các cơ sở công nghiệp tại Thái Nguyên còn có trên 300 cơ sở khai thác khoáng sản. Sản phẩm chính là quặng sắt, titan, than, quặng chì - kẽm, quặng thiếc, quặng mangan, cát sỏi đá các loại và quặng vàng... Theo Quy hoạch đến năm 2010 lượng than sạch sẽ đạt 1,5 triệu tấn (tăng 1,53 lần so với năm 2007); đến 2020 sẽ đạt 2,5 triệu tấn. Sản lượng quặng sắt năm 2010 là 50 vạn tấn quặng tinh, đến 2010 là 120 vạn tấn quặng tinh.

Theo tờ trình số 17/TTr-UBND "Đề nghị phê duyệt Đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" ngày 29/4/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 5 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích quỹ đất là 1630 ha, và có 2 Tổ hợp KCN - Đô thị (với diện tích là 9400 ha trong đó có 2350 ha KCN). Ngoài ra trên địa bàn Thái Nguyên sẽ có 24 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 1760,23 ha và các điểm CN với tổng diện tích dưới 48 ha. Nếu so với số liệu về các KCN tỉnh Thái Nguyên vào thời điểm 2008 thì vào năm 2020 diện tích các KCN tăng trên 4,38 lần.

Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1845/TTg - KTN ngày 08/10/2009 về việc chấp thuận điều chỉnh bổ sung các KCN thuộc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Theo đó:

- KCN Lương Sơn 150 ha được đưa ra khỏi danh mục các KCN dự kiến thành lập.

- Điều chỉnh KCN Sông Công I từ 320 ha xuống 220 ha.

UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 2564/ QĐ - UBND ngày 09/10/2009 phê duyệt Đề án QH phát triển KCN, CCN, điểm công nghiệp (ĐCN) của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó diện tích đất cho các KCN, CCN, ĐCN đến năm 2020 là 2.661,13 ha. Kinh phí đầu tư cho các KCN, CCN, ĐCN là 4.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 3.000 tỷ đồng.

Với việc gia tăng nhanh về quy mô và diện tích các KCN, CCN, số lượng và công suất các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp so với thời điểm trước 1990 sẽ dẫn tới tăng nhanh về lưu lượng, khối lượng chất thải công nghiệp (khí thải, nước thải, chất thải rắn - CTR, chất thải nguy hại - CTNH) phát thải vào môi trường trong các năm trước mắt. Theo quy hoạch phát triển công nghiệp với việc gia tăng nhanh chóng các cơ sở công nghiệp và đa dạng hơn về loại hình sản xuất vào năm 2020 các nguồn gây ô nhiễm CN sẽ tăng nhiều lần so với hiện nay. Đây là nguồn gây áp lực lớn về môi trường, kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng CNH của tỉnh.

Gia tăng khí thải từ các KCN, CCN, ĐCN

Sử dụng hệ số phát thải ô nhiễm công nghiệp (theo đơn vị diện tích) có thể ước tính tải lượng ô nhiễm (pollution load) phát sinh từ các KCN, CCN, KCN - Đô thị, điểm CN ở tỉnh Thái Nguyên vào năm 2009 và 2020 (Bảng 2.1), trong đó ước tính hiện nay tổng diện tích lấp đầy chiếm 70% tổng diện tích các KCN, CCN hiện hữu và giả định vào năm 2020 là 80% diện tích KCN, CCN, ĐCN được lấp đầy các cơ sở CN.

Bảng 2.1. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm chính trong khí thải phát sinh ở các KCN trong tỉnh Thái Nguyên

Diện tích các KCN đã được thuê (ha)

Diện tích các KCN, CCN, ĐCN sẽ được thuê (ha)

Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI), 11.2009.

Ghi chú: Diện tích các KCN, CCN, Khu CN - Đô thị chỉ tính diện tích phần đất dành cho cơ sở CN.

Như vậy, nếu so với năm 1990 tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các nguồn công nghiệp trong năm 2009 đã tăng khoảng 1,5 lần. Trong khi đó vào năm 2020 các KCN, CCN trong tỉnh sẽ phát sinh khối lượng các chất ô nhiễm (bụi, SO2, NO2, CO) cao hơn năm 2009 đến 3,35 lần.

Ngành công nghiệp than (nằm ngoài các KCN) sẽ gia tăng sản lượng đến 2,5 triệu tấn vào năm 2020, tức là tăng hơn 2,5 lần so với năm 2009. Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm không khí (bụi, SO2, NOx, CO, CO2) cũng tăng tương ứng hơn 2,5 lần.

Việc gia tăng tải lượng ô nhiễm trong khí thải các cơ sở công nghiệp nằm ngoài các KCN cũng sẽ theo tỷ lệ gia tăng về công suất của các ngành này, với giả định công nghệ sản xuất của các ngành này về cơ bản không thay đổi đáng kể.

- Gia tăng nước thải từ các KCN, CCN, ĐCN

Áp dụng hệ số phát sinh nước thải công nghiệp do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu đối với các KCN Việt Nam, có thể ước tính lưu lượng nước thải phát sinh do hoạt động các KCN, CCN tại tỉnh Thái Nguyên (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Ước tính lưu lượng nước thải và tải lượng BOD trong nước thải từ các KCN, CCN, ĐCN tỉnh Thái Nguyên

Lưu lượng nước thải CN (m3/ ngày)

Lưu lượng nước thải CN (m3/ ngày)

Lưu lượng nước thải CN (m3/ ngày)

Nguồn:Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI), 11.2009;

Ghi chú: Diện tích KCN: chỉ tính diện tích cho thuê (vào năm 1990 và 2008) và sẽ cho thuê (vào năm 2020 với giả định đến 2020, 80% diện tích toàn bộ các KCN, CCN, ĐCN đã quy hoạch sẽ được thuê).

Số liệu diện tích đất CN vào năm 2020: the, QĐ 2564/QĐ - UBND ngày 09/10/2009 của UBND tỉnh.

Từ Bảng 2.2 có thể xác định rằng trong năm 2009 lưu lượng nước thải công nghiệp và tải lượng BOD trong nước thải CN mới chỉ tăng 1,53 lần so với 1990. Tuy nhiên, đến năm 2020 nếu 80% diện tích các KCN, CCN, ĐCN được lấp đầy thì lưu lượng nước thải phát sinh hàng ngày sẽ lên tới 136.256 m3 tải lượng BOD trong nước thải sẽ lên tới 23.163 kg. Nếu so với năm 2009, lưu lượng nước thải công nghiệp và tải lượng BOD vào năm 2020 sẽ tăng 3,35 lần.

Nước thải công nghiệp không chỉ chứa chất hữu cơ (tính qua BOD) mà còn có hàm lượng cao các chất có độc tính cao với con người và sinh vật như: dầu mỡ, các kim loại nặng, phenol, các chất hữu cơ bền vững. Do vậy, việc gia tăng lưu lượng nước thải công nghiệp sẽ gây tác hại lớn đến đến môi trường và sức khoẻ nhân dân trong tỉnh và các tỉnh, thành phố ở hạ lưu sông Cầu.

Ngoài các KCN, vào năm 2020, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN, CCN ở tỉnh Thái Nguyên có thể gia tăng. Các ngành có lưu lượng nước thải lớn nhất là sản xuất giấy, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất. Phần lớn các cơ sở này tập trung ở TP Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên và TX Sông Công. Hiện nay chưa đủ số liệu thống kê các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương và không có số liệu quy hoạch phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, do vậy việc tính toán, dự báo về nước thải từ các nguồn thải ngoài KCN chưa thể thực hiện. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các cơ sở nằm ngoài KCN và CCN vào năm 2020 sẽ không tăng nhiều so với hiện nay vì chủ trương của Bộ KH - ĐT và tỉnh Thái Nguyên không khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp nằm ngoài các KCN, CCN đã quy hoạch.

Gia tăng chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại

Với tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2020 sẽ là 12%/năm thì khối lượng CTR công nghiệp vào năm 2020 sẽ tăng đến 4.453.000 tấn. Khối lượng này tăng gần 2,44 lần so với năm 2009 (giả định tốc độ phát sinh CTR công nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng công nghiệp). CTR công nghiệp có chứa một lượng nhất định CTR nguy hại (các hoá chất có độc tính cao, như kim loại nặng, các hợp chất hydrocacbon đa vòng, các chất dễ cháy, dầu mỡ). Theo một số nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ CTR nguy hại trong tổng CTR công nghiệp là 25%. Như vậy khối lượng CTR nguy hại đến năm 2020, sẽ lên đến 1.113250 tấn (gấp 1,79 lần năm 2010). Đây thực sự là nguồn gây áp lực đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân Thái Nguyên và các tỉnh hạ lưu sông Cầu.

2.2.2. Dự báo gia tăng chất thải do quy hoạch phát triển đô thị và gia tăng dân số

Theo quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 dân số đô thị năm 2010 là 412.400 người, tỷ lệ đô thị hóa là 35,4%; năm 2015 là 520.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 42,5% và năm 2020 là 647.300 người, tỷ lệ đô thị hóa là 50,4%. Tốc độ đô thị hóa đạt bình quân trên 6 - 6,5%/năm trong cả thời kỳ 2005 - 2020. Nhu cầu đất đô thị vào năm 2010 là 38.300 ha và tăng lên 66.765 ha vào năm 2020.

Theo thống kê của các địa phương hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình là 120 L/người/ngày ở khu vực đô thị và 100 L/người/ngày ở khu vực nông thôn. Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng đến 150 L/ngày (ở đô thị) và 120 L/ngày (ở nông thôn) vào năm 2020.

Theo hệ số phát thải của Aceivala (1983) thì lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt ở tỉnh Thái Nguyên vào năm 2009 và 2020 được ước tính trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD trong nước thải sinh hoạt tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI), 11.2009

Bảng 2.3 cho thấy, lưu lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng BOD từ sinh hoạt ở toàn tỉnh Thái Nguyên vào năm 2020 chỉ tăng tương ứng là 1,4 lần và 1,1 lần so với năm 2010, tuy nhiên theo Quy hoạch về đô thị hoá đến năm 2020 lưu lượng nước thải sinh hoạt khu vực đô thị sẽ tăng hơn năm 2010 khoảng 1,96 lần.

Nếu không xử lý hàm lượng BOD trong nước thải đô thị trước khi xử lý sẽ đạt 417 mg/L (năm 2020) hoặc 333 mg/L (năm 2020), vượt xa mức cho phép của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (cho phép tối đa 30 mg/L đối với mức A).

Với việc gia tăng nhanh về dân số và mức sống khối lượng CTR sinh hoạt ở tỉnh Thái Nguyên sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2020.

Từ hệ số phát thải có thể ước tính khối lượng CTR sinh hoạt hàng ngày tại Thái Nguyên là 706 tấn (năm 2010) và 1.286 tấn (2020), trong đó CTR phát sinh ở các vùng đô thị là 329 tấn/ngày vào năm 2010 và 776 tấn/ngày vào năm 2020. Như vậy, tổng khối lượng CTR sinh hoạt vào năm 2020 sẽ tăng 1,82 lần so với năm 2010, trong đó CTR sinh hoạt ở các đô thị sẽ tăng 2,35 lần. Các vùng sẽ bị áp lực do CTR sinh hoạt là TP Thái Nguyên, TX Sông Công và các thị trấn, thị tứ trong tỉnh.

Theo Quy hoạch Tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp ở Thái Nguyên sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên sản lượng lương thực, chè, rau màu hàng năm vẫn tiếp tục tăng 3 - 4%. Do vậy các loại chất thải từ hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hóa chất BVTV, nước chảy tràn từ đồng ruộng kéo theo hóa chất BVTV, phân bón, các loại CTR nông nghiệp...) có thể không thay đổi nhiều về khối lượng và thành phần vào thời điểm năm 2020 so với năm 2009. Các khu vực có thể chịu tác động rõ rệt do hoá chất BVTV là các vùng chuyên canh chè ở Phổ Yên, Đại từ, Định Hóa, Phú Lương. Đây là các vùng sử dụng lượng hóa chất BVTV lớn nhất.

Vào năm 2008 các hộ gia đình trong tỉnh có 165.587 con trâu bò, 509.022 con lợn và 5.071.000 con gia cầm. Theo hệ số của WHO về phát sinh CTR đối với vật nuôi, khối lượng CTR phát sinh từ trâu bò, lợn và gia cầm được ước tính tương ứng là 27.156 tấn, 16.746 tấn và 8.164 tấn. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành chăn nuôi trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 trung bình là 8% (đối với trâu bò), 4,6% (đối với lợn), 10% (đối với gia cầm) thì đến năm 2020 khối lượng CTR phát sinh từ trâu bò sẽ là 293762 tấn, từ lợn 17.670 tấn, từ gia cầm 17.960 tấn.

Với hàm lượng cao các chất hữu cơ (BOD), dinh dưỡng (N, P) và vi sinh chất thải từ ngành chăn nuôi đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn ở tỉnh Thái Nguyên, nhất là ô nhiễm sông, hồ và không khí ở các vùng tập trung chăn nuôi.

Theo quy hoạch của ngành y tế tỉnh, đến năm 2020 số giường bệnh ở Thái Nguyên sẽ tăng đến 5700. Với hệ số phát thải CTR y tế là 1,2 kg/giường bệnh/ngày (trong đó có 20% CTR nguy hại) thì vào năm 2020 tổng lượng CTR y tế ở Thái Nguyên sẽ đến 2.496 tấn (500 tấn CTR nguy hại). Khối lượng CTR y tế vào năm 2020 có thể lên đến 6,84 tấn /ngày (2.496 tấn /năm) tăng 6,9 lần so với năm 2007.

Gia tăng chất thải do hoạt động du lịch

Vào năm 2007 số khách du lịch đến Thái Nguyên là 398.300 lượt người (1.700 lượt khách nước ngoài). Theo Quy hoạch, tỉnh Thái Nguyên sẽ thu hút 1,2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010 và 3,1 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020. Nếu thời gian lưu lại địa phương trung bình của mỗi khách du lịch là 2,2 ngày, hệ số phát thải CTR sinh hoạt của mỗi du khách là 1,5 kg/người/ngày thì tổng lượng CTR sinh hoạt của du khách là 39.600 tấn vào năm 2010 và 102.300 tấn vào năm 2020 (cao hơn 2,58 lần so với năm 2010 và 7,78 lần so với năm 2007).

Theo số lượng khách du lịch và thời gian lưu trú, lưu lượng nước thải sinh hoạt cũng có thể ước tính: 105.151 m3 vào năm 2007, 316.800 m3 vào năm 2010 và 818.400 m3 vào năm 2020 (cao hơn 7,78 lần so với 2007), nếu mỗi khách du lịch tiêu thụ 120L nước/ngày.

Mặc dù khối lượng CTR, nước thải sinh hoạt của du khách chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ khối lượng CTR, nước thải sinh hoạt toàn tỉnh, tuy nhiên tốc độ gia tăng rất nhanh và vùng nhận chất thải chủ yếu là các khu vực nhạy cảm về sinh thái (trong và ven khu vực hồ Núi Cốc, khu ATK Định Hóa) hoặc trung tâm đô thị (TP Thái Nguyên, TX Sông Công) nên chất thải của du khách sẽ là nguồn gây tác động môi trường quan trọng.

Theo thống kê chưa đầy đủ lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe máy, ôtô ở tỉnh hiện nay là 86.650 m3/ năm. Khối lượng nhiên liệu sẽ tiêu thụ vào năm 2020 sẽ lên đến 172.000 m3/năm (gấp 2 lần hiện nay). Như vậy lượng phát thải bụi, SO2, NOx, CO, VOC từ nhiên liệu phục vụ giao thông cũng tăng tương ứng là 2 lần. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí ở các đô thị và vùng ven đường giao thông.

Nhận xét chung về các nguồn gây tác động môi trường liên quan đến chất thải:

Theo tốc độ tăng trưởng về dân số, các ngành kinh tế và chất lượng cuộc sống, tốc độ gia tăng các loại chất thải từ tất cả các nguồn công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp, giao thông và y tế ở tỉnh Thái Nguyên sẽ rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn (10 năm). Do đó sức ép của chất thải đến môi trường tự nhiên, sức khỏe dân chúng và các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng gia tăng, nhất là trong điều kiện tỉnh chưa quan tâm quy hoạch các hệ thống xử lý chất thải phù hợp. Đây là nguồn gây tác động tiêu cực rất lớn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới "nếu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giữ ở mức 10 - 12%/năm trong vòng 10 năm tới thì công nghiệp sẽ tăng 4 lần và mức độ ô nhiễm sẽ tăng khoảng 12 lần, mức độ thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng do ô nhiễm đến sức khoẻ cộng đồng có thể lên tới 1,2% GDP. Nếu tính cả thiệt hại do phá hỏng các hệ sinh thái thì giá phải trả cho ô nhiễm môi trường còn tăng gấp bội". Dự báo này có thể cũng phù hợp cho tỉnh Thái Nguyên vì tốc độ tăng trưởng của tỉnh cũng nằm trong mức này.

2.2.3. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Quy hoạch Tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 có thể làm thay đổi lớn về sử dụng đất, sử dụng nguồn nước, sử dụng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng. Quy hoạch này sẽ tạo ra các tác động đến môi trường tự nhiên và điều kiện KT - XH ở tỉnh Thái Nguyên theo cả không gian, quy mô và thời gian gây tác động. Loại hình tác động không do chất thải này có thể còn mạnh mẽ, lâu dài, khó khắc phục hơn so với các tác động do chất thải.

Các tác động không do chất thải được tóm tắt dưới đây.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Diện tích đất cần sử dụng cho các công trình giao thông

Theo Quy hoạch, ở trên địa bàn hàng loạt công trình giao thông đường bộ sẽ được xây dựng.

Để đáp ứng mặt bằng cho các công trình này, diện tích mặt bằng tối thiểu cần sử dụng sẽ lên đến 1.000 ha (10 km2).

Diện tích đất cần sử dụng cho các KCN

Theo quyết định số 2564/QĐ - UBND ngày 09/10/2009 diện tích đất dành cho KCN, CCN, ĐCN là 2.661,13 ha.

Diện tích đất cần sử dụng cho khu đô thị

Theo Quy hoạch tổng quá trình đô thị hoá ở tỉnh Thái Nguyên sẽ diễn ra nhanh chóng:

- Đến năm 2010: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 5.372 ha, bình quân 160 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 4.070 ha, bình quân 123 m2/người.

- Đến năm 2020: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 6.850 ha, bình quân 157 m2/người, trong đó đất dân dụng khoảng 5.070 ha, bình quân 118 m2/người.

- Thị xã Sông Công và các thị trấn trung tâm các huyện đều được mở rộng về diện tích và gia tăng dân số.

Với quy mô tăng trưởng đô thị hoá như trên diện tích đất cần chuyển từ đất nông, lâm nghiệp, đất thổ cư vùng nông thôn, đất bãi bồi thành đất đô thị sẽ tăng rất lớn, có thể gấp trên 2 lần diện tích đất đô thị hiện nay.

Diện tích đất cần sử dụng cho các khu du lịch

Chưa có quy hoạch về diện tích đất cho các khu du lịch nhưng có thể ước tính diện tích tăng thêm để mở rộng và xây dựng mới các khu, điểm du lịch có thể lên đến hàng nghìn ha để đảm bảo đón 3,1 triệu lượt khách/ năm .

Các tác động tiêu cực do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất góp phần tăng trưởng quá trình CNH - HĐH các huyện và toàn tỉnh, tuy nhiên cũng kèm theo các tác động tiêu cực:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, thu nhập, việc làm của hàng vạn hộ gia đình bị mất đất ở, đất sản xuất cho các dự án.

- Ảnh hưởng đến an ninh lương thực do thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng đến văn hoá, xã hội do chuyển vùng nông nghiệp, nông thôn thành khu CN, đô thị.

- Ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra các hậu quả về môi trường, kinh tế - xã hội.

Từ các thông tin về các vấn đề KT - XH do giải phóng mặt bằng, tái định cư ở nhiều địa phương có thể dự báo rằng: các tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ diễn ra ở quy mô lớn và việc giảm thiểu tác động tiêu cực sẽ là vấn đề lớn.

Gia tăng sử dụng nước và hậu quả

Để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng nhanh về sản xuất công nghiệp (trung bình 12,5 - 17%/ năm), dịch vụ (trung bình 13,1%/ năm) và dân số (từ khoảng 1,164 triệu người năm 2009 lên khoảng 1,268 triệu người vào năm 2020) thì nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng nhanh chóng. Nếu nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng thì đến năm 2020 lượng nước cấp cho công nghiệp sẽ tăng trên 6,7 lần, cho dịch vụ sẽ tăng 4 lần, cho sinh hoạt sẽ tăng 1,96 lần so với năm 2010.

Với việc gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng nước sẽ dẫn đến việc gia tăng việc lấy nước từ các sông, hồ và nước ngầm. Khi đó nguồn nước mặt sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu, nên việc khai thác nước ngầm sẽ gia tăng và hậu quả môi trường của việc sử dụng nước ngầm quá mức sẽ là: giảm lượng nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm và sụt đất. Chưa có nghiên cứu về vấn đề này ở Thái Nguyên nhưng nhiều nghiên cứu về hậu quả môi trường do lấy nước ngầm ở Hà Nội đã chứng minh cho dự báo này.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và các công trình công nghiệp, đô thị độ ồn, độ rung ở khu vực ven đường giao thông, KCN, khu đô thị sẽ gia tăng. Độ ồn, độ rung cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn do hoạt động khai thác khoáng sản. Nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo ĐTM cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam đã chứng minh bằng mô hình toán học mức độ gia tăng độ ồn, do các công trình này.

Các áp lực do phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh xung quanh đến tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên

- Quy hoạch phát triển công nghiệp

Gia tăng các cụm, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và TP Hà Nội sẽ gây áp lực đến tài nguyên và môi trường của Thái Nguyên. Các loại chất thải phát sinh do phát triển công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chất lượng không khí, nước, đất và đa dạng sinh học.

Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản là nguồn gây ô nhiễm nước rất lớn. Khí thải từ các cụm, khu công nghiệp tại các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường Thái Nguyên.

- Quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, sử dụng nước

Nếu không có quy hoạch vùng và phát triển hợp lý, việc phá rừng ở các tỉnh đầu nguồn để mở rộng diện tích canh tác, khu đô thị, KCN, khu du lịch sẽ làm giảm đa dạng sinh học, giảm độ che phủ, gây gia tăng các hiện tượng xói mòn, lũ lụt, sạt lở đất. Các hiện tượng này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tài nguyên nước của Thái Nguyên.

Trong tương lai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nơi phát nguồn của sông Cầu, nhiều hồ chứa, công trình thủy điện sẽ được xây dựng. Các công trình này có thể ảnh hưởng xấu đến lưu lượng và chất lượng nước đưa về Thái Nguyên.

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÁI NGUYÊN, KẾT QUẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT

3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÁI NGUYÊN

3.1.1. Đánh giá về các biện pháp chỉ đạo công tác BVMT- PTBV

-Nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Thái Nguyên

Trong các năm qua Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm. HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành:

- Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Đề án quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006- 2010.

UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt "Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (Chương trình Nghị sự 21). Đây là văn kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các hành động gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn tăng cường CNH, hiện đại hoá. Tuy nhiên tỉnh chưa triển khai các kế hoạch hành động để thực hiện định hướng này.

- Các phong trào về BVMT tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua các phong trào về bảo vệ môi trường Thái Nguyên đã được các cấp, các ngành quan tâm. Công tác giáo dục đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ quản lý các cấp, các ngành và trong cộng đồng dân cư đã được coi trọng hơn trước.

Mặc dù vậy các phong trào bảo vệ môi trường chỉ diễn ra chủ yếu ở các thành phố, thị xã nơi tập trung đông dân cư, còn ở các vùng nông thôn và vùng miền núi dân tộc phong trào chưa được triển khai rộng rãi. Kết quả của các phong trào đã tạo nên sự chuyển biến nhất định nhưng chưa thật sự sâu sắc trong nhận thức và hành động BVMT của các tầng lớp nhân dân.

3.1.2. Đánh giá về các biện pháp, giải pháp về quản lý môi trường

Sở TN&MT đã thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên và môi trường bằng các công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường, đẩy mạnh cải cách về thể chế trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Sở đã thẩm định báo cáo ĐTM cho trên hàng trăm dự án thuộc nhiều loại hình sản xuất kinh doanh: khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, phát triển đô thị, dịch vụ.... Công tác thẩm định ĐTM góp phần đáng kể vào công tác quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cũng còn một số những hạn chế nhất định.

(i) Lãnh đạo các cấp chưa chỉ đạo cụ thể về việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

(ii) Quản lý môi trường và tài nguyên còn thiếu thống nhất, chồng chéo giữa một số sở, ngành.

(iii) Công tác quy hoạch BVMT trong quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp chưa được triển khai.

(iv) Công tác kiểm tra, giám sát các dự án, cơ sở SX-KD sau khi thẩm định báo cáo ĐTM đã được triển khai nhưng chưa toàn diện.

(v) Nhận thức và hành động bảo vệ tài nguyên môi trường và gắn kết bảo vệ môi trường trong phát triển sản xuất kinh doanh của cán bộ Đảng, chính quyền các cấp và doanh nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt.

3.1.3. Đánh giá các biện pháp, giải pháp về kỹ thuật trong kiểm soát ô nhiễm

Một số cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý nước thải được xây dựng và vận hành dựa trên một số công nghệ tương đối hiện đại, có hiệu quả xử lý khá cao góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó cũng có nhiều cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng công nghệ lạc hậu, đơn giản hoặc vận hành không thường xuyên nên hiệu quả xử lý không đạt yêu cầu vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Phần nhiều các cơ sở có quy mô lớn đều đầu tư hệ thống xử lý khí và bụi thải. Các công nghệ áp dụng để xử lý bao gồm: giàn mưa, cyclon, lọc bụi tĩnh điện, túi vải...được kết hợp xử lý hoặc đơn lẻ. Một số cơ sở không có hệ thống xử lý bụi và khí thải vẫn được thải qua ống khói hoặc trực tiếp ra môi trường. Một vài cơ sở đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi nhưng lại không vận hành. Hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô trung bình và nhỏ chưa đầu tư hệ thống xử lý bụi và khí thải.

KSÔN về chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại

Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có khu xử lý CTR công nghiệp, CTR nguy hại nên toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất của các cơ sở được tập trung tại bãi chứa trong khu vực sản xuất. Hầu hết các bãi thải này đều không có mái che. Việc quản lý chất chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở sản xuất khá lỏng lẻo, đặc biệt với các loại chất thải rắn nguy hại. Đây là mối nguy cơ thực sự cho môi trường, an toàn và sức khỏe của công nhân và nhân dân ven các cơ sở công nghiệp.

Đáng lưu ý nhất là trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch và xây dựng Khu (Trung tâm) tiếp nhận và xử lý CTR CN, CTR nguy hại tập trung cho toàn tỉnh. Do vậy tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường công nghiệp ở Thái Nguyên là khó tránh khỏi.

Hiện nay phần lớn lượng nước thải sinh hoạt của các TP, TX, thị trấn, khu dân cư chủ yếu chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương. Cuối cùng lượng nước thải này được chuyển về sông Cầu, sông Công, các sông suối khác và hồ, đầm. Điều này làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường nước và gây mất mỹ quan đô thị.

Sự gia tăng dân số nhanh chóng còn kéo theo gia tăng chất thải rắn. Hiện TP Thái Nguyên chỉ có một bãi rác Đá Mài. Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa, TX Sông Công... cũng có bãi rác nhưng quy mô nhỏ (5-15ha), hầu như chưa có hệ thống xử lý hợp vệ sinh (chôn lấp hoặc thiêu đốt theo quy trình hợp vệ sinh). Sự đáp ứng của hệ thống thu gom và xử lý rác thải vẫn chưa hiệu quả, rác vẫn được đổ bừa bãi ven đường đi, ven ruộng và xuống các sông, suối ở tất cả các TP, TX, huyện. Ngoài ra kết cấu kỹ thuật của các bãi rác hiện có không đảm bảo, tiếp tục gây ô nhiễm nước và không khí xung quanh.

Kiểm soát ô nhiễm vùng sản xuất nông nghiệp và nông thôn

Tại các vùng canh tác nông nghiệp, hiện vẫn chưa có một biện pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả. Việc sử dụng các loại phân bón hóa học, hoá chất bảo vệ thực vật chưa được quản lý tốt. Đặc biệt, mức độ sử dụng hoá chất BVTV ở các vùng trồng chè là đáng báo động.

Tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, công nghệ xử lý phế phẩm, phụ phẩm, chất thải tại các trang trại chủ yếu là công nghệ xử lý dùng kỹ thuật biogas.

Tuy nhiên, chỉ với xử lý biogas rồi thải ra môi trường là không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

Hiện nay, trên địa bàn nông thôn tỉnh có trên 10.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp (TTCN), ngành nghề nông thôn (gồm 3.800 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế phế liệu; 1.900 cơ sở sản xuất chế biến lâm sản; 1.100 cơ sở dệt may...). TTCN phát triển mạnh ở TP Thái Nguyên và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đại Từ. Phần lớn công nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất nghề ở nông thôn lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sử dụng hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, khí thải hầu như chưa được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình của người lao động còn hạn chế. Vì vậy ô nhiễm môi trường các làng nghề ở nông thôn là vấn đề nan giải.

Kiểm soát ô nhiễm khai thác khoáng sản

Nước thải phát sinh từ hoạt động tuyển khoáng, từ nước tích dưới đáy moong khai thác có chứa nhiều loại chất ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng.

Ở phần lớn cơ sở khai khoáng, nước thải chỉ được xử lý lắng cặn tại các hồ chứa sau đó tuần hoàn lại quá trình sản xuất. Nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường. Hầu hết các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đều chưa áp dụng các công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

Khối lượng chất thải rắn khổng lồ phát sinh từ các cơ sở khai thác khoáng sản là một trong các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước.

Hầu hết các cơ sở khai khoáng chưa áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, đặc biệt đối với các cơ sở khai thác, chế biến chì, kẽm...

Kiểm soát ô nhiễm do chất thải y tế

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 6/15 cơ sở y tế lớn thực hiện việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và y tế. Đó là bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bệnh viện C Thái Nguyên, bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên, Bệnh viện Gang thép, Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện A Thái Nguyên. Các lò đốt rác thải y tế hiện đang dùng hoạt động tốt, đạt các yêu cầu kỹ thuật và môi trường.

Các bệnh viện, trung tâm y tế khác rác thải y tế được chôn không hợp vệ sinh ngay trong khuôn viên bệnh viện, chôn cùng rác thải sinh hoạt tại bãi rác tạm của huyện, vấn đề này luôn tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

Về xử lý nước thải bệnh viện: hiện nay chỉ có 03 bệnh viện, trung tâm y tế có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng được tiêu chuẩn thải. Còn lại các bệnh viện và trung tâm khác chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có hệ thống xử lý nhưng không đạt hiệu quả.

3.2. CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẦN ĐƯỢC ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Các vấn đề về tài nguyên cần được ưu tiên giải quyết

Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất

Ngoài ảnh hưởng do hóa chất bảo vệ thực vật, xói mòn, rửa trôi, tài nguyên đất ở Thái Nguyên còn bị suy thoái có diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, khả năng ngăn ngừa xói lở đất của rừng trồng cây ngoại lai (keo, bạch đàn) không cao. Do vậy chống thoái hóa đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất là một trong các vấn đề cần ưu tiên trong quy hoạch BVMT của tỉnh.

Sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước mặt, nước ngầm

Nguồn nước của Thái Nguyên phong phú, nhưng nhiều huyện, xã trong tỉnh vẫn có tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sinh hoạt và thủy lợi.

Hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến cấp nước cho sinh hoạt và du lịch.

Vấn đề sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước mặt, nước ngầm cần được quan tâm trong các năm tới.

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm bền vững tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh tương đối phong phú nhưng do phân bố rải rác ở nhiều địa phương, nhất là ở các huyện đầu nguồn nước và khu vực rừng núi. Nếu không khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thì việc không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà còn để lại những hậu quả về môi trường nghiêm trọng.

Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

Trong các năm qua, diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh bị suy giảm do nhiều nguyên nhân như: khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. Một số loài thực vật quý hiếm bị giảm đáng kể cả về số loài cũng như phân bố. Động vật hoang dã cũng suy giảm rất lớn về số lượng, số loài.

Chính vì vậy bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH là một trong các vấn đề ưu tiên trong quy hoạch BVMT của tỉnh.

3.2.2. Các vấn đề về môi trường cần được ưu tiên giải quyết

Kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Từ nghiên cứu dự báo có thể thấy khối lượng các loại chất thải công nghiệp vào năm 2020 sẽ tăng hơn hiện nay nhiều lần. Đây là nguy cơ lớn đối với chất lượng môi trường, tài nguyên và sức khoẻ nhân dân Thái Nguyên và các tỉnh hạ lưu lưu vực sông Cầu.

Ô nhiễm môi trường công nghiệp đang và sẽ là một vấn đề cấp bách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do vậy kiểm soát ô nhiễm công nghiệp là một trong các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH và là một nội dung quan trọng trong Quy hoạch BVMT của tỉnh.

Hiện nay, nước thải từ các đô thị, các khu dân cư và nước thải công nghiệp từ hàng trăm nhà máy, xí nghiệp vẫn đang xả trực tiếp ra các sông Cầu, sông Công và các sông suối. Nước thải, nước mưa chảy tràn qua các khu vực khai thác khoáng sản, vùng đất nông nghiệp, chăn nuôi đưa vào các sông hồ. Do vậy các sông Cầu, sông Công và các sông suối khác đang và sẽ ngày càng bị ô nhiễm. Do vậy ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước các sông, suối là vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong Quy hoạch BVMT của tỉnh.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị

Hiện nay, ngoại trừ thành phố Thái Nguyên đã có dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, thị xã Sông Công và các thị trấn khác nước thải chưa được xử lý. Hệ thống thoát nước mưa chưa được tách khỏi hệ thống thoát nước thải. Hầu hết các bãi rác, khu xử lý CTR đô thị đều chưa áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hoặc các công nghệ xử lý tiên tiến. Vì thế ô nhiễm môi trường ở TP, TX, thị trấn trên địa bàn tỉnh đang và sẽ ngày càng rõ rệt, nếu không có các giải pháp KSÔN phù hợp. Do vậy KSÔN môi trường đô thị đang và sẽ là vấn đề ưu tiên trong Quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên.

Kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường các khu khai thác chế biến khoáng sản

Ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản ở Thái Nguyên đang và sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu tình hình KSÔN vẫn không được cải thiện. Hậu quả về ô nhiễm, suy thoái môi trường ở các khu mỏ sẽ tác động xấu đến sức khỏe và tài nguyên. Do vậy đây sẽ là vấn đề ưu tiên trong kế hoạch Quy hoạch BVMT của tỉnh.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề

Ô nhiễm do khí thải, nước thải, CTR ở các làng nghề là vấn đề khó giải quyết do các chủ hộ sản xuất hạn chế về tài chính, nhân lực và công nghệ. Do vậy đây sẽ là vấn đề cần được quan tâm trong Quy hoạch BVMT của tỉnh.

Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg

Theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, tỉnh Thái Nguyên còn 8 đơn vị được xếp vào danh sách gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong 8 đơn vị gây ô nhiễm nghiêm trọng có 4 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Lao và Phổi); 02 doanh nghiệp (Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ); Khu công nghiệp gang thép Lưu Xá (gồm: 1.Nhà máy luyện gang; 2. Nhà máy luyện thép Lưu Xá; 3. Nhà máy cán thép Lưu Xá; 4. Nhà máy Cốc hoá; 5. Công ty Cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên; 6. Công ty Cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên; 7. Công ty Cổ phần cơ khí gang thép; 8. Công ty cổ phần hợp kim sắt gang thép) và Bãi rác Thịnh Đức.

Hiện nay, một số đơn vị trong danh sách trên đã cải thiện các hệ thống KSÔN, cải tạo, đổi mới công nghệ, xây dựng và nâng cấp công trình xử lý chất thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) và đã được đưa ra khỏi danh sách cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm các đơn vị: Bệnh viện C, Bệnh viện Lao và Phổi, Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Bãi rác Thịnh Đức và Nhà máy luyện thép Lưu Xá.

Thực hiện Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý, trong năm 2008, 2009 trên địa bàn tỉnh phát sinh thêm 21 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và 43 cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Để thúc đẩy việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các cơ quan quản lý môi trường (Sở TN&MT, Cảnh sát Môi trường) và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc kiểm tra và thi hành các biện pháp về pháp lý đối với các cơ sở này.

Nâng cao năng lực quản lý môi trường

Ngoài các biện pháp về công nghệ KSÔN, để bảo vệ tốt môi trường, khai thác bền vững tài nguyên, gắn kết BVMT vào quy hoạch phát triển kinh tế. Công tác quản lý môi trường trong đó nâng cao năng lực quản lý là hết sức cần thiết. Do vậy đây sẽ là một trong các trọng tâm trong các chương trình BVMT của Quy hoạch BVMT tỉnh.

Tăng cường sự tham gia cộng đồng trong BVMT

Quán triệt quan điểm BVMT là sự nghiệp của toàn dân, do đó BVMT đòi hỏi sự tham gia của cả cộng đồng, trước hết là của các doanh nghiệp và đơn vị có tiềm năng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Sự tham gia của cộng đồng trong BVMT ở Thái Nguyên đã thu được kết quả tích cực, tuy nhiên trong giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động SX-KD, các vấn đề môi trường ngày càng phức tạp. Do đó tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong BVMT là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong kế hoạch hành động BVMT của tỉnh.

3.2.3 Triển khai "Kế hoạch Hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Thái Nguyên"

"Kế hoạch Hành động Kiểm soát ô nhiễm tỉnh Thái Nguyên" đã được Sở TN&MT xây dựng. Kế hoạch này bao gồm:

(i) Phân tích đặc điểmô nhiễm môi trường và hệ thống KSÔN của tỉnh Thái Nguyên

(ii) Dự báo xu hướng gia tăng ô nhiễm và các điểm nóng về ô nhiễm ở tỉnh Thái Nguyên

(iii) Đề xuất định hướng và các chương trình dự án KSÔN cần ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2010 - 2020.

(iv) Đề xuất kế hoạch cụ thể để thực hiện các chương trình, dự án KSÔN, bao gồm kế hoạch về tổ chức, phương pháp và tài chính.

Với sự chủ trì của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành và sự hỗ trợ của các bộ, ngành, viện, trường, tổ chức quốc tế việc triển khai Kế hoạch Hành động KSÔN sẽ đảm bảo kiểm soát được việc phát sinh chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh trong quá trình tăng trưởng CNH, hiện đại hóa.

PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Để gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên được xây dựng trên cơ sở phân vùng môi trường, sau đó lập Quy hoạch bảo vệ môi trường cho từng vùng, từng tiểu vùng môi trường và Quy hoạch bảo vệ môi trường đối với một số ngành, lĩnh vực trong điểm trên địa bàn tỉnh.

4.1. PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Phân vùng môi trường (còn gọi là phân vùng chức năng môi trường) về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho thích hợp với các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường và các hệ sinh thái của vùng.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế có thể phân chia lãnh thổ của tỉnh này thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường, các vùng sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ.

Phân vùng môi trường tỉnh là cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường (Environmental Planning) và quản lý tài nguyên, môi trường và định hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.1.1 Cách tiếp cận về phân vùng môi trường tỉnh Thái Nguyên

Từ các nghiên cứu, phân tích sự phân hóa lãnh thổ Thái Nguyên theo các yếu tố tự nhiên và nhân sinh đã cho thấy lãnh thổ Thái Nguyên bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và lưu vực sông, nên việc phân vùng được tiến hành theo 3 cấp phân vị: cấp lưu vực sông (cấp I), cấp vùng (cấp II) và cấp tiểu vùng (cấp III). Ở mỗi cấp yếu tố trội đặc trưng được lựa chọn để làm cơ sở cho việc phân vùng.

Về mặt địa lý, lãnh thổ Thái Nguyên bị phân hoá dạng da báo, nhưng xét tổng thể về địa hình, sinh thái, tác động nhân sinh v.v..., đặc biệt là sự chi phối bởi 2 hệ thống sông chính là sông Cầu và sông Công, có thể thực hiện việc phân vùng môi trường với cách tiếp cận quản lý theo lưu vực, toàn bộ diện tích tỉnh Thái Nguyên được phân chia thành 2 đơn vị vùng quy mô lớn (cấp I), đó là 2 lưu vực:

Lưu vực sông Cầu, chiếm phần lớn lãnh thổ phía Đông và Đông Bắc của tỉnh - Ký hiệu là lưu vực A;

Lưu vực sông Công, chiếm một diện tích nhỏ phía Tây Nam và Tây Bắc của tỉnh - Ký hiệu là lưu vực B;

Ranh giới giữa 2 lưu vực là đường phân thủy uốn lượn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lưu vực sông Cầu với các phụ lưu chính: sông Chợ Chu, sông Đu, sông Thượng Nung, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có diện tích khoảng trên 1500 km2, bao gồm chủ yếu các huyện Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Bình. Lưu vực sông Công với nhiều phụ lưu nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, có diện tích khoảng 951km2, bao gồm chủ yếu 2 huyện Đại Từ và Phổ Yên. Tuy diện tích bé, nhưng lưu vực sông Công có ý nghĩa rất quan trọng trong quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên.

Riêng TP Thái Nguyên và TX Sông Công nằm ở trung tâm tỉnh, nơi giáp ranh của 2 lưu vực trên. Tuy nhiên, xét về mức độ chịu ảnh hưởng và khả năng gây tác động môi trường đến các dòng sông, thì có thể xếp TP Thái Nguyên vào lưu vực sông Cầu, còn TX Sông Công vào lưu vực sông Công.

Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong đới chuyển tiếp từ đồng bằng Bắc Bộ đến vùng núi Bắc Bộ. Mặt khác, do các yếu tố kiến tạo địa chất chi phối nên có sự phân bậc địa hình rất rõ rệt: gò đồi → đồi → đồi - núi thấp → núi thấp - trung bình. Vì vậy địa hình được xem là yếu tố trội để chia ra các đơn vị cấp vùng có quy mô nhỏ hơn. Theo đó trong mỗi lưu vực A và B, căn cứ vào các tiêu chí địa hình mang tính trội đã lựa chọn để tiếp tục chia ra các đơn vị lãnh thổ quy mô nhỏ (cấp II), đó là các vùng:

(i) Vùng gò đồi có độ cao địa hình không quá 600m, tiêu biểu như vùng gò đồi Phổ Yên;

(ii) Vùng đồi có độ cao trong khoảng 60-200m, điển hình như vùng đồi Phú Bình;

(iii) Vùng đồi -núi thấp có độ cao địa hình trong khoảng 60-400m, ví dụ như vùng đồi -núi thấp Đồng Hỷ;

(iv) Vùng núi thấp có độ cao địa hình trong khoảng 200-400m với độ chia cắt sâu lớn, tiêu biểu như vùng núi thấp Định Hóa.

Theo cách tiếp cận sinh thái, rừng và độ che phủ kết hợp với bậc địa hình được xem là yếu tố trội để chia ra đơn vị cấp vùng ở một số khu vực đặc biệt, ví dụ: Vùng núi thấp sườn Đông Bắc dãy núi Tam Đảo; Vùng thung lũng sông Chợ Chu.

Đối với một số khu vực trên lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên, cấu tạo địa chất và thành phần thạch học của các đá và sự hiện diện của khoáng sản đôi khi lại là yếu tố quyết định chức năng môi trường của vùng, vì vậy cần dựa vào đó để chia ra các vùng có nhều tiềm năng về khoáng sản, về cảnh quan du lịch, di tích văn hoá v.v..., có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Điển hình cho loại vùng này ví dụ: Vùng núi đá vôi Đồng Hỷ; Vùng núi đá vôi Định Hoá.

Thái Nguyên là vùng đất có điều kiện tự nhiên đa dạng và phân hóa rất rõ theo không gian. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ở nhiều nơi con người đã tác động mạnh mẽ lên giới tự nhiên, làm thay đổi đặc trưng sinh thái, làm chuyển đổi một số hệ sinh thái, trước hết đó là sự chuyển đổi từ hệ sinh thái nông nghiệp sang hệ sinh thái đô thị với những chức năng đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử v.v.... Vì vậy, việc tách các đô thị thành những vùng riêng cũng là cần thiết, đó là:

(i) Vùng đô thị TP Thái Nguyên;

Ở Thái Nguyên cũng như ở các tỉnh thành trong cả nước, việc quản lý phát triển kinh tế xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường được thực thi theo đơn vị hành chính. Vì vậy, để thuận tiện trong sử dụng kết quả phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác quản lý phát triển theo lãnh thổ, việc phân chia, khoanh vẽ ranh giới của các vùng chức năng không chỉ tuân theo các các ranh giới tự nhiên mang tính khách quan như đường phân thủy, dòng sông, đường đẳng cao địa hình, loại đất đá v.v..., mà còn theo ranh giới hành chính trong trường hợp có thể. Theo cách tiếp cận này, ranh giới 9 huyện, thị xã, TP của tỉnh và một số xã trong từng huyện được xem như yếu tố bổ sung để phân chia các vùng và tiểu vùng cụ thể. Ví dụ, đối với khu vực đầu nguồn sông Công, tuy về chức năng giống nhau, nhưng được chia ra thành 2 vùng, đó là:

- Vùng thượng nguồn sông Công thuộc Định Hóa,

- Vùng thượng nguồn sông Công thuộc Đại Từ.

Tương tự như vậy, đối với các khu vực núi đá vôi, hoặc núi thấp cũng chia ra thành các vùng tương ứng với diện phân bố của chúng trên lãnh thổ của các huyện.

Đây là phân vị nhỏ nhất trong hệ thống phân vị chức năng môi trường tỉnh Thái Nguyên, được gọi là tiểu vùng môi trường. Mặc dù lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên bị phân hóa rất mạnh, nên có thể phân ra các phân vị nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, để phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn tỉnh, thì đơn vị tiểu vùng với diện tích vừa phải là thích hợp nhất. Mặt khác phân vị này cũng chỉ sử dụng để phân ra một số tiểu vùng có yêu cầu chi tiết hóa cho mục đích quy hoạch bảo vệ môi trường và quản lý.

4.1.2.Hệ thống phân vùng môi trường tỉnh Thái Nguyên

Toàn lãnh thổ tỉnh Thái Nguyên được phân ra theo 2 lưu vực, với 8 kiểu vùng môi trường và 19 vùng môi trường. Mỗi vùng có những đặc điểm riêng, chức năng riêng và giữ một vị trí nhất định trong hệ thống phân vùng, trong đó:

- A (lưu vực sông Cầu) gồm phần lãnh thổ phía Đông và Đông Bắc của tỉnh, có 13 vùng môi trường.

- B (lưu vực sông Công) gồm phần phía Tây và Tây Bắc của tỉnh, có 6 vùng môi trường.

Danh mục các vùng môi trường Thái Nguyên được liệt kê trong Bảng 4.1. Phân bố các vùng môi trường theo đơn vị hành chính được nêu ở Bảng 4.2.

Bảng 4.1. Danh mục các vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Nguyên

Đồi - núi thấp Đông Nam Võ Nhai

Đồi - núi thấp thượng nguồn sông Đu

Thung lũng thượng nguồn sông Chợ Chu

- Tiểu vùng nội thị (11 phường)

Núi thấp sườn Đông Bắc dãy Tam Đảo

Thượng nguồn sông Công (Định Hoá)

Nguồn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững - Dự án "Quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

Bảng 4.2. Phân bố các vùng chức năng môi trường theo đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên

Đặc điểm chi tiết về vị trí, diện tích, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, chất lượng môi trường, tài nguyên sinh học và KT-XH từng vùng được mô tả trong Báo cáo tổng hợp Dự án “Quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế - xã hội từng vùng mà chức năng môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường tại từng vùng là khác nhau.

Hình 4.1. Bản đồ phân vùng môi trường tỉnh Thái Nguyên

4.2. CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO LƯU VỰC SÔNG CẦU

4.2.1. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng gò đồi Phú Bình

Vùng Gò đồi Phú Bình (A.I.1) nằm ở rìa Nam tỉnh Thái Nguyên có diện tích 249,4 km2, phía Bắc giáp vùng gò đồi Đồng Hỷ (A.I.2) và vùng đồi- núi thấp Đồng Hỷ (A.III.1) thuộc huyện Đồng Hỷ; Phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Tây giáp vùng gò đồi Phổ Yên (B.I.1) huyện Phổ Yên và vùng đô thị Thái Nguyên (A.IX.1). Vùng A.I.1 là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc, có quốc lộ 37 chạy qua, có điều kiện thuận lợi trong giao thương, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận trong quá trình phát triển kinh tế.

Vùng A.I.1 - Gò đồi Phú Bình, đặc trưng bằng hệ sinh thái nông nghiệp ở nông thôn và thảm rừng trồng trên đất đồi. Chức năng môi trường cơ bản của vùng này là:

(i) Cung cấp nơi ở tập trung cho con người, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho cư dân trong vùng, góp phần đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tỉnh Thái Nguyên.

(ii) Cung cấp nguồn nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp và gỗ rừng trồng cho sản xuất giấy và cho các mục đích khác.

(iii) Cung cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển đô thị và CN.

4.2.1.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Quy hoạch bảo vệ môi trường ở vùng A.I.1 - Gò đồi Phú Bình theo các định hướng:

(i) Duy trì và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp nhằm đảm bảo lương thực cho cư dân trong vùng và hỗ trợ các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên.

(ii) Phát triển đô thị, cụm dân cư hài hoà với cảnh quan môi trường vùng gò đồi, có cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải tốt; tỷ lệ cây xanh/diện tích tự nhiên cao.

(iii) Bảo vệ chất lượng nước sông Cầu, kiểm soát ô nhiễm đất và nước do chất thải nông nghiệp, làng nghề, hoá chất BVTV.

(iv) Duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, bao gồm vốn rừng tự nhiên ít ỏi và rừng trồng, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ cho các ngành kinh tế và chất đốt cho cư dân, đồng thời phòng chống xói mòn đất đồi.

(v) Phát triển Tổ hợp KCN - Đô thị Điềm Thụy (1.100 Ha) theo hướng gắn kết phát triển hài hòa về mặt môi trường, cảnh quan các KCN và các khu đô thị.

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

(i) Quy hoạch mở rộng diện tích, gia tăng dân số ở quy mô thích hợp đối với thị trấn Hương Sơn. Phát triển Hương Sơn thành đô thị loại 5.

Tỷ lệ diện tích xây dựng nhà ở, khu SX-KD, công trình văn hoá trên tổng diện tích tự nhiên: dưới 20%.

- Tỷ lệ đất cho công trình hạ tầng giao thông: 8-10% tổng diện tích tự nhiên.

- Tỷ lệ cây xanh (chỉ tính cây xanh trong phạm vi thị trấn) trên 20% diện tích tự nhiên.

- Hệ thống thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước thuận lợi, không gây úng ngập khu vực đô thị.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung xử lý trên 60% lưu lượng nước thải khu vực thị trấn trước 2020.

- Xây dựng Trạm xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh... đảm bảo thu gom, xử lý trên 80% khối lượng CTR của thị trấn (trước 2020).

- Quy hoạch bảo vệ môi trường Tổ hợp KCN - ĐT Điềm Thụy

Mục tiêu cần đạt của Tổ hợp KCN - ĐT Điềm Thụy: ‘‘KCN xanh kết hợp đô thị sinh thái”. Muốn đạt được mục tiêu này cần định hướng về quy hoạch BVMT:

(i) Đảm bảo tách riêng các KCN với khu đô thị, khoảng cách giữa ranh giới các KCN với khu đô thị liền kề trên 500m. Trong khoảng cách này có thể xây dựng các khu Thông quan, khu dịch vụ, hậu cần (logistic), công viên, rừng cây, hồ nước ...

(ii) Trong KCN: cần phân khu chức năng theo loại hình CN để hạn chế phát tán khí thải, ồn, rung vào khu vực dân cư và khu vực sản xuất cần môi trường sạch. Ưu tiên các loại hình CN có tính chất nước thải tương tự được quy hoạch vào một khu.

(iii) Không quy hoạch các loại hình CN có tiềm năng ô nhiễm cao (xi măng, nhuộm, giấy, hóa chất, hóa dầu, luyện kim, chế biến khoáng sản ...) gần các khu dân cư, khoảng cách tối thiểu trên 1000m.

(iv) Quy hoạch và xây dựng mỗi KCN trong tổ hợp 1 Trạm xử lý nước thải tập trung đạt QCVN ; mỗi khu đô thị trên 10.000 dân có 1 Trạm xử lý nước thải tập trung, Quy hoạch tỷ lệ diện tích cây xanh thân gỗ trên 25% tổng diện tích tự nhiên của Tổ hợp, trong đó diện tích cây xanh trong mỗi KCN trên 20% diện tích KCN. Đảm bảo giải cây xanh phân cách KCN và các khu đô thị dày và rộng trên 20m; đảm bảo diện tích cây xanh đường phố, đường nội bộ trong khu đô thị trên 20 m2/người.

(v) Quy hoạch và xây dựng 1 Trạm Tiếp nhận và Trung chuyển CTR CN, CTNH ở KCN và 2 - 3 trạm Tiếp nhận và Trung chuyển CTR đô thị ở các khu đô thị.

(vi) Đảm bảo hạ tầng thoát nước mưa, tách riêng nước mưa khỏi nước thải đô thị, CN. Nước mưa có thể xả vào hệ thống cống đưa ra sông Cầu, nước thải được đưa vào các trạm xử lý.

(vii) Hạ tầng nhà ở, công trình công cộng đảm bảo quy hoạch kiến trúc đẹp, hiện đại, tiện nghi đối với đô thị mới.

4.2.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng gò đồi Đồng Hỷ

Vùng Gò đồi Đồng Hỷ (A.I.2) nằm ở phía Tây Nam huyện Đồng Hỷ, bao gồm địa phận các xã Hưống Thượng, Linh Sơn, Nam Hòa, Khe Mo, Hóa Thượng, Hóa Trung, Minh Lập, thị trấn Chùa Hang, thị trấn Sông Cầu có diện tích 147 km2, dân số khoảng 83.130 người. Phía Bắc và Đông giáp vùng đồi - núi thấp Đồng Hỷ (A.III.1); Phía Nam giáp vùng gò đồi Phú Bình (A.I.1); Phía Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên (A.IX.1); Phía Tây giáp vùng gò đồi Phú Lương (A.I.3).

Cung cấp nguyên liệu khoáng, qua tuyển rửa và làm giàu để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho họat động công nghiệp của các tỉnh và nhà nước .

Điều kiện tự nhiên và đất đai của vùng thích hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp, trong đó có chè, mía, lạc, đậu tương; cây ăn quả và cây rừng trồng, vì vậy một chức năng quan trọng khác của vùng là cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; cung cấp gỗ để sản xuất gỗ dăm, giấy và bột giấy và các sản phẩm gia dụng khác từ nguyên liệu gỗ.

4.2.2.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Trong phát triển kinh tế cần thực hiện các giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường sau:

(i) Duy trì, phục hồi vốn rừng tự nhiên; phát triển, bổ sung trồng rừng kinh tế với các loại cây thích hợp để vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần gia tăng độ che phủ, giảm nhẹ tác động của quá trình xói mòn, rửa trôi làm thoái hóa đất trên các đồi có độ dốc lớn.

(ii) Phòng chống ô nhiễm môi trường cục bộ trong khai thác khoáng sản, trong các khu, cụm công nghiệp sẽ xây dựng theo quy họach, bằng các giải pháp khoa học, công nghệ thích hợp, đi kèm với các công cụ pháp lý.

Quy hoạch bảo vệ môi trường chuyên ngành

Quy hoạch bảo vệ môi trường các đô thị Chùa Hang và Sông Cầu

(i) Đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường giữa KCN Cao Ngạn với khu dân cư ở thị trấn Chùa Hang. Không phát triển các khu dân cư ven KCN này. Lập giải cây xanh ngăn cách KCN và khu dân cư (tùy thuộc vào điều kiện đất đai và công trình hạ tầng mà thiết kế độ rộng, độ dài giải cây xanh cho phù hợp).

(ii) Cải tiến hệ thống thu gom CTR đô thị ở 2 thị trấn. Mỗi thị trấn lập 1 Trạm trung chuyển CTR, sau đó chuyển đến các khu xử lý.

(iii) Đầu tư xây mới trung tâm xử lý, tái chế CTR tại Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, có thể mở rộng từ 7,5 ha hiện nay lên 9 - 10 ha.

(iv) Mở rộng diện tích cây xanh đường phố, chỉnh trang vỉa hè, hệ thống thoát nước cả 2 thị trấn.

(v) Mỗi thị trấn cần xây và hoạt động một trạm xử lý nước thải tập trung (từ sau 2020 đảm bảo xử lý 80% lưu lượng nước thải đô thị đạt QCVN).

(vi) Mỗi thị trấn cần lập 1 - 2 khu công viên cây xanh diện tích trên 2,0 ha.

4.2.3. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng gò đồi Phú Lương

Vùng Gò đồi Phú Lương (A.I.3) nằm ở phần phía Tây Bắc của tỉnh, có tọa độ địa lý trong khoảng 21036’ đến 21055’ vĩ độ Bắc, từ 105037’ đến 105046’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp vùng núi thấp Định Hóa (A.IV.2) và huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn; phía Đông giáp vùng gò đồi Đồng Hỷ (A.I.2); phía Tây giáp vùng trung lưu Sông Công (B.VII.2); tận cùng phía Nam giáp vùng đô thị Thái Nguyên (A.IX.1), cách trung tâm TP Thái Nguyên 22 km về phía Bắc. Diện tích vùng khoảng 379 km2.

- Sông Đu là một phụ lưu lớn bên hữu ngạn của sông Cầu, tài nguyên nước của lưu vực sông Đu và chất lượng nước ở đây có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng và chất lượng nước sông Cầu. Vì vậy vùng gò đồi Phú Lương với thảm rừng tự nhiên và thảm rừng trồng, đáp ứng yêu cầu chức năng cơ bản là phòng hộ kết hợp kinh tế cho lưu vực sông Đu nói riêng và sông Cầu nói chung.

- Nơi cung cấp nguyên liệu khoáng, bao gồm than và kim loại cho ngành công nghiệp và nhu cầu dân sinh đảm bảo đất nông nghiệp.

- Nơi cung cấp đất ở cho cư dân đô thị và nông thôn, đáp ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ cho nhân dân trong vùng.

- Phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp cũng là chức năng quan trọng của Vùng.

4.2.3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Bảo vệ rừng đầu nguồn của 2 nhánh sông chính từ phía Đông Bắc và phía Tây Bắc đổ vào sông Đu để duy trì nguồn nước cho sông Đu và sông Cầu.

(ii) Bảo vệ môi trường nước sông Đu để đảm bảo nguồn nước cấp có chất lượng tốt cho các thị trấn Đu, Giang Tiên và khu dân cư trong vùng.

(iii) Quy hoạch và phát triển 2 thị trấn Phố Đu và Giang Tiên trở thành các đô thị loại IV (trước 2020) làm trung tâm đô thị, công nghiệp, thương mại cho khu vực Tây Bắc tỉnh. Các thị trấn này đạt các tiêu chí về môi trường.

(iv) Quy hoạch BVMT các mỏ than theo hướng gắn kết mở rộng sản xuất với hạn chế ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai đến mức đạt TCVN, QCVN.

(v) Khắc phục ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tại các mỏ khai thác than và quặng kim loại bằng các biện pháp khoa học, công nghệ kết hợp với công cụ quản lý bằng pháp luật.

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị

(i) Không quy hoạch các khu dân cư mới sát KCN (CCN Động Đạt ở Đu và CCN Phấn Mễ ở Giang Tiên). Khoảng cách an toàn giữa ranh giới khu đô thị và KCN trên 500m (ở KCN Động Đạt) và trên 1000m (ở KCN Phấn Mễ).

(ii) Xây dựng mới hệ thống thoát nước thải cả 2 thị trấn Phố Đu và Giang Tiên. Sau năm 2020 cần có hệ thống tách riêng nước thải và nước mưa.

(iii) Xây dựng và hoạt động một trạm xử lý nước thải đô thị đạt QCVN ở mỗi thị trấn.

(iv) Xây dựng khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn với nước ngầm, kiểm soát mùi, có trạm xử lý nước rỉ rác, đạt QCVN.

(v) Xây dựng mới các khu công viên ở 2 thị trấn. Đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh ở khu vực đô thị trên 20% diện tích tự nhiên.

Quy hoạch bảo vệ môi trường công nghiệp

(i) Đảm bảo khoảng cách ranh giới CCN Động Đạt và khu dân cư liền kề: theo quy định của ngành công nghiệp.

(ii) Xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, xử lý 100% nước thải CN đạt QCVN 24:2009/BTNMT.

(iii) Đảm bảo hệ thống thu gom, trung chuyển KCN Phấn Mễ, KCN, CCN có Trạm tiếp nhận và trung chuyển CTR CN, hợp đồng với các đơn vị dịch vụ vận chuyển và xử lý CTR CN, CTNH để xử lý đạt quy định.

(iv) Xây dựng hệ thống cây xanh với tỷ lệ che phủ trên 20% diện tích CCN, KCN.

Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng nông nghiệp, nông thôn

(i) Xây dựng các hệ thống thoát nước, đảm bảo ngăn ngừa lũ, ngập úng.

(ii) Xác định các vị trí phù hợp để chuyển các hộ sản xuất TTCN có tiềm năng ô nhiễm cao ra khỏi khu dân cư có mật độ cao.

(iii) Đảm bảo tỷ lệ rừng ở vùng này đạt trên 40% diện tích tự nhiên.

4.2.4. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng đồi - núi thấp Đồng Hỷ

Vùng đồi núi thấp Đồng Hỷ (vùng A.III.1) có diện tích 328 km2 kéo dài từ phía Tây Bắc đến Đông Nam huyện Đồng Hỷ. Vùng đồi núi thấp Đồng Hỷ đặc trưng bởi yếu tố trội là địa hình, cao độ địa hình dao động trong khoảng 60-200m, có một vài đỉnh núi cao hơn. Vùng này gồm các xã ở khu vực cao của huyện Đồng Hỷ, từ xã Văn Lăng ở đầu Bắc giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đến xã Hợp Tiến ở cuối Đông Nam giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

(i) Do đặc điểm địa hình và vị trí của vùng đồi - núi thấp Đồng Hỷ là vùng cao, nơi bắt nguồn các sông suối, chiếm phần nửa phía Đông Bắc lãnh thổ huyện Đồng Hỷ nên chức năng cơ bản của vùng là phòng hộ đầu nguồn nhằm đảm bảo nguồn sinh thủy và nguồn nước tưới cây trồng nông nghiệp, cây công nghiệp trong vùng gò đồi có cao trình thấp hơn ở phần phía Tây Nam huyện Đồng Hỷ.

(ii) Cung cấp nguyên liệu thô (đá vôi, đất sét) cho nhà máy xi măng, khai thác và cung ứng nguyên liệu quặng kim loại đen, kim lọai màu v.v... cho ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

(iii) Phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp cũng là chức năng quan trọng của Vùng.

4.2.4.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Do nằm ở vùng đầu nguồn các sông, suối cung cấp nước cho vùng hạ du nên trên địa bàn vùng A.III.1 không quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có khả năng tạo lưu lượng nước thải lớn, chứa hàm lượng cao các chất nguy hại (công nghiệp giấy, luyện kim, hoá chất, hoá dầu, nhuộm...)

(ii) Đối với các mỏ kim loại hiện hữu (Trại Cau, Chỏm Vung...) cần tập trung khai thác theo chiều sâu, hạn chế mở rộng vào các khu dân cư; xây dựng các hồ chứa chất thải có khả năng lưu trữ quặng phế thải, không để chảy tràn ra môi trường chung quanh. Kiểm soát ô nhiễm bụi và ô nhiễm do CTR từ các mỏ.

(iii) Mở rộng diện tích rừng trồng ở tất cả các vùng đồi núi trọc, kể cả vùng đồi ở các mỏ sau khi khai thác.

(iv) Xem xét, tìm kiếm một khu vực rừng có diện tích lớn (trên 500 ha) ở các xã Văn Lăng, Tân Long, Hợp Tiến.... để quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên, hoặc ở mức độ thấp hơn là khu du lịch sinh thái.

(v) Quy hoạch phát triển thị trấn Trại Cau thành đô thị cấp V làm trung tâm phía Đông của huyện Đồng Hỷ. Thị trấn cần đạt các tiêu chí về môi trường sau:

- Ranh giới từ khu dân cư tập trung đến ranh giới khu vực khai thác mỏ trên 1000m.

- Tỷ lệ cây xanh đường phố trên 20% tổng diện tích tự nhiên.

- Có hệ thống thoát nước mưa đảm bảo không để thị trấn bị ngập úng vào mùa mưa lũ.

- Có điểm thu gom, xử lý CTR tập trung theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đủ năng lực xử lý 100% CTR đô thị vào năm 2020.

4.2.5. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng đồi- núi thấp Đông Nam Võ Nhai

Vùng đồi núi thấp Đông Nam Võ Nhai - Vùng A.III.2 có diện tích khoảng 314 km2, chiếm hơn 1/3 diện tích toàn huyện, gồm các xã Phú Thượng, Phương Giao, Tràng Xá, Liên Ninh, Dân Tiến, Bình Long, nằm ở phía Đông Nam huyện. Vùng này giáp tỉnh Lạng Sơn về phía Đông Bắc và Đông; giáp tỉnh Bắc Giang về phía Nam; giáp vùng đồi núi thấp Đồng Hỷ (A.III.1) về phía Tây Nam; giáp vùng thung lũng Đình Cả (A. VI.1) về phía Tây Bắc .

Chức năng môi trường cơ bản của vùng này là bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng trên vùng đất cao, đồi núi và các hệ sinh thái nông nghiệp trong các vùng đất thấp, thung lũng.

4.2.5.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng trên đất đồi núi, nhằm nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ đất, chống xói mòn trên lưu vực.

Duy trì và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp trong các thung lũng để cung cấp năng lượng và nguyên liệu ở dạng thô, nhằm đảm bảo đời sống cho cư dân trong vùng.

(i) Nghiên cứu xác định một khu vực đồi núi còn rừng tự nhiên ở xã Dân Tiến để quy hoạch thành khu BTTN. Khu BTTN này có diện tích khoảng 200 - 300 ha, đặc trưng cho hệ sinh thái đồi núi thấp Đông Bắc Thái Nguyên.

(ii) Quy hoạch mở rộng diện tích rừng, đảm bảo độ che phủ rừng trên 60% toàn vùng trước 2020.

(iii) Không quy hoạch các KCN, CCN ở vùng này.

4.2.6. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi đá vôi Võ Nhai

Vùng núi đá vôi Võ Nhai (vùng A.V.2) gồm các khối núi và dãy núi đá vôi trên địa bàn các xã Thần Sa, Thượng Nung, Cúc Đường và một phần diện tích phía Đông Nam xã Sảng Mộc, cùng với dải núi đá vôi phía Bắc thung lũng Đình Cả. Vùng này có diện tích 222,1 km2, phía Bắc giáp vùng núi thấp Đông Bắc Võ Nhai (A.IV.1); phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp vùng thung lũng Đình Cả (A.VI.1); phía Tây giáp vùng đồi núi thấp Đồng Hỷ (A.III.1) và huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Cạn. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, mức độ phát triển thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên.

Bảo tồn kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi đá vôi với hệ động thực vật quý hiếm, để bảo tồn nguồn gien và hệ sinh thái rừng độc đáo ở vùng này, cũng là vốn rừng quý của tỉnh Thái Nguyên.

4.2.6.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong bảo vệ môi trường đối với vùng núi đá vôi Võ Nhai là quy hoạch để bảo vệ các khu rừng tự nhiên trên núi đá vôi còn sót lại (cả tỉnh Thái Nguyên chỉ còn lại khoảng 9.400ha rừng nguyên sinh, trong đó Võ Nhai chiếm diện tích đáng kể).

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

Để quy hoạch khu BTTN Thần Sa được Nhà nước công nhận đưa vào hệ thống các khu BTTN Việt Nam cần có các nghiên cứu chi tiết sau:

Kiểm kê, xác định về đa dạng sinh học: diện tích rừng, danh mục các loài thực vật, danh mục các loài động vật hoang dã; các loài đặc hữu, các loài bị đe dọa, giá trị về ĐDSH.

Xác định các vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp. Xác định tổ chức quản lý và bảo tồn.

Quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản

- Vùng này có nhiều loại khoáng sản quý. Tuy nhiên để bảo vệ các HST tự nhiên nên không quy hoạch các khu vực mỏ sát khu BTTN Thần Sa. Khoảng cách ranh giới mỏ đến ranh giới vùng đệm của khu bảo tồn tối thiểu 5000m.

- Các mỏ cần lập các phương án KSÔN: khu vực khai thác, khu lưu trữ chất thải, khu xử lý chất thải, diện tích cây xanh; công nghệ xử lý bụi, ồn, rung, chất thải.

4.2.7. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi thấp Đông Bắc Võ Nhai

Vùng núi thấp Võ Nhai (A.IV.1) nằm ở phía Đông Bắc của huyện Võ Nhai, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Na Rì và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn; phía Đông giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn; phía Tây Nam giáp vùng núi đá vôi Võ Nhai (A.V.2); phía Nam giáp vùng thung lũng Đình Cả (A.VI.1). Đây là miền núi, vùng sâu của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích vùng là: 279 km2.

(i) Chức năng môi trường cơ bản của vùng này là phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo nguồn sinh thủy và duy trì dòng chảy cho sông Nghinh Tường.

(ii) Chức năng thứ hai là nơi cung cấp các sản phẩm khai thác từ rừng, trong đó có nguyên liệu gỗ lấy từ rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất theo quy hoạch của ngành nông nghiệp.

4.2.7.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Công tác bảo vệ môi trường tập trung vào việc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi đất.

(ii) Khoanh nuôi, phục hồi rừng, phục hồi hệ sinh thái rừng trên các vùng đất trống trọc do khai thác quá mức.

Quy hoạch bảo vê môi trường theo ngành

(i) Nghiên cứu quy hoạch một diện tích rừng khoảng 500 ha ở xã Sàng Mộc làm khu BTTN. Khu BTTN này có thể liền kề, gắn kết với khu BTTN Thần Sa. Trong tương lai (đến 2020) 2 khu BTTN này hợp nhất và nâng cấp thành Vườn Quốc gia (VQG). Đây sẽ là VQG đặc trưng cho HST rừng trên núi đá vôi và trên núi thấp ở Đông Bắc Thái Nguyên. Hiện nay khu vực này có diện tích rừng tự nhiên lớn hơn ở VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ.

(ii) Không quy hoạch các KCN, CCN, khu vực khai thác khoáng sản ở vùng này.

(iii) Quy hoạch hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thu gom, xử lý CTR ở từng thôn, xã, đảm bảo về cấp nước và vệ sinh môi trường vùng nông thôn.

(iv) Tiếp tục quy hoạch mở rộng diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Hạn chế trồng các loài cây ngoại lai (bạch đàn, keo), ưu tiên phát triển hệ thực vật bản địa.

4.2.8. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng thung lũng Đình Cả

Vùng thung lũng Đình Cả (vùng A.VI.1) là một thung lũng có diện tích 34 km2 kéo dài theo phương Tây Nam - Đông Bắc, nằm giữa khu vực đồi núi của huyện Võ Nhai, phía Bắc giáp vùng núi thấp Đông Bắc Võ Nhai (A.IV.1); phía Nam giáp vùng đồi núi thấp Đông Nam Võ Nhai (A.III.2). Ranh giới giữa vùng thung lũng Đình Cả và các vùng kề cận là ranh giới thay đổi đột ngột, cả hai phía Bắc và Nam là vách núi đá dựng đứng, giữa là trũng bằng thấp. Đường ranh giới tự nhiên này được hình thành do hoạt động của hai đứt gãy kiến tạo địa chất kéo dài song song theo hướng Tây Nam - Đông Đông Bắc trong giai đoạn Mezozoi.

Vì vậy ranh giới của vùng này không trùng với ranh giới hành chính. Trong vùng này có thị trấn huyện lỵ Đình Cả, một phần các xã Tràng Xá, Lâu Thương, La Hiên có quốc lộ 1B Thái Nguyên - Đồng Đăng, Lạng Sơn chạy dọc theo thung lũng và đường 242 nối thị trấn Đình Cả với thị trấn Hữu Lũng trên quốc lộ 1A.

Chức năng môi trường của vùng thung lũng Đình Cả được xác định là:

(i) Bảo tồn các cảnh quan tự nhiên, hang động, chùa chiền để phục vụ tâm linh, phát triển du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái.

(ii) Là vùng cung cấp nguyên liệu khoáng cho ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

(iii) Là vùng phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

4.2.8.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) BVMT trong phát triển đô thị Đình Cả trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, thương mại của huyện Võ Nhai có hệ thống bảo vệ môi trường tương đối tiên tiến.

(ii) BVMT các vùng khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực trung quanh.

(iii) BVMT vùng khai thác tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo rằng chỉ khai thác tài nguyên trong giới hạn cho phép và không làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên của vùng.

(iv) Phát triển các khu rừng sản xuất chung quanh thị trấn Đình Cả.

Quy hoạch bảo vệ môi trường thị trấn Đình Cả

(i) Cải thiện hệ thống thoát nước của thị trấn, ngăn ngừa mưa, lũ, ngập úng.

(ii) Xây dựng và hoạt động Trạm xử lý nước thải đô thị tập trung (công suất khoảng 5.000 m3/ngày), đạt QCVN

(iii) Phát triển hệ thống cây xanh đường phố, các công viên, vườn cây trong thị trấn, thể hiện đặc thù của đô thị miền núi.

(iv) Cải thiện các công trình hạ tầng về nhà ở, đường phố, vỉa hè.

(v) Nâng cấp điểm xử lý chất thải đô thị từ bãi rác hở thành khu (Trung tâm) xử lý CTR đạt yêu cầu về môi trường (trước năm 2020).

(vi) Kiểm soát ô nhiễm do chất thải ở chợ Đình Cả và khu dân cư, chất thải bệnh viện, ngăn ngừa đổ bỏ xuống sông (hiện nay rất phổ biến).

4.2.9. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng đồi - núi thấp thượng nguồn sông Đu

Vùng đồi núi thấp thượng nguồn sông Đu (vùng A.III.3) nằm ở rìa Đông Bắc huyện Phú Lương, gồm địa phận các xã Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Đỗ và Yên Lạc. Mặc dù 4 xã này thuộc huyện Phú Lương, nhưng do đặc điểm tự nhiên khác biệt với các khu vực khác của huyện này, nhất là về yếu tố trội là địa hình, đặc trưng là đồi - núi thấp, lại là đầu nguồn của sông Đu, vì vậy nó đã được tách ra thành một vùng chức năng riêng trong phạm vi ranh giới lãnh thổ của huyện Phú Lương, có tên gọi là Vùng đồi - núi thấp thượng nguồn sông Đu, kể từ đường bình độ 100m trở lên. Vùng có diện tích 109 km2.

Với vị trí đặc biệt là vùng núi thấp, đầu nguồn của nhiều nhánh sông suối thuộc lưu vực sông Cầu, chức năng chính của vùng là rừng phòng hộ đầu nguồn các dòng sông.

4.2.9.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Đảm bảo nguồn sinh thủy cho các dòng sông bằng cách phục hồi và phát triển thảm rừng trên núi.

(ii) Tiếp tục trồng rừng kinh tế kết hợp rừng phòng hộ ở các vùng đồi núi không phù hợp cho canh tác nông nghiệp là phương thức tốt nhất trong bảo vệ môi trường đối với vùng này.

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

(i) Trong vùng này không có KCN, CCN, khu đô thị nào được UBND tỉnh quy hoạch, do vậy quy hoạch BVMT đối với hoạt động công nghiệp và đô thị chưa đặt ra.

(ii) Tiếp tục mở rộng diện tích rừng đầu nguồn sông Cầu. Nghiên cứu xác định một khu vực rừng ở xã Yên Ninh hoặc Yên Trạch để quy hoạch thành rừng phòng hộ.

4.2.10. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi thấp Định Hóa

Vùng núi thấp Định Hóa (vùng A.IV.2) nằm ở tận cùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, bao quanh phía Tây thung lũng sông Chợ Chu, phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Cạn; phía Tây giáp huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp vùng núi đá vôi Định Hóa (A.V.3) và vùng thung lũng sông Chợ Chu (A.VI.2); phía Nam giáp vùng thượng nguồn sông Công (vùng B.VII.1). Vùng A.IV.2 gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Kim Sơn, Phúc Chu. Diện tích vùng khoảng 181 km2.

Chức năng cơ bản của vùng A.IV.2 là phòng hộ đầu nguồn và phục hồi hệ sinh thái rừng.

4.2.10.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Tiếp tục phục hồi rừng tự nhiên ở các triền núi cao, tăng cường lực lượng kiểm lâm và dựa vào cộng động để bảo vệ hệ sinh thái rừng và động vật rừng quý hiếm. Bảo vệ rừng, nâng cao độ che phủ cũng chính là duy trì và phát triển khả năng sinh thủy, cung cấp ổn định nước cho sông Chợ Chu.

(ii) Phát triển trồng rừng ở các triền núi thấp với các loài cây lớn nhanh, có giá trị kinh tế, có thể làm nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ...., để tạo ra sản phẩm hàng hóa, nhằm nâng cao đời sống thường nhật của cư dân địa phương.

(iii) Tiếp tục duy trì diện tích đất nông nghiệp ở vùng thung lũng, vùng đất canh tác hiện nay, không mở rộng diện tích đất nông nghiệp vào đất rừng.

(iv) Nghiên cứu thành lập một khu BTTN tại vùng này.

(v) Không quy hoạch phát triển các CCN, KCN trong vùng.

4.2.11. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi đá vôi Định Hóa

Vùng núi đá vôi Định Hóa (vùng A.V.3) nằm ở phía Đông Bắc huyện Định Hóa, bao gồm các xã Lam Vỹ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Trung Hội. Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Cạn; Phía Đông Nam giáp vùng đồi - núi thấp thượng nguồn sông Đu (A.III.3), Phía Tây Bắc giáp vùng núi thấp Định Hóa (A.IV.2); Phía Tây Nam giáp vùng thung lũng Chợ Chu (A.VI.2). Diện tích vùng khoảng 153 km2.

(i) Bảo vệ, bảo tồn thảm rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi với các loại cây rừng quý như dẻ, gai, ngát, lát, sao, sa mu ... Qua đó bảo tồn nguồn gien, tính đa dạng sinh học và tài nguyên rừng trên đá vôi.

(ii) Rừng phòng hộ đầu nguồn của hệ thống sông Chợ Chu, góp phần quan trọng vào việc duy trì dòng chảy thường xuyên của sông.

(iii) Phục hồi hệ sinh thái rừng và độ che phủ rừng trên núi đá vôi, cung cấp các sản phẩm phi gỗ lấy từ rừng cho cộng đồng địa phương.

(iv) Bảo vệ các khu đất ngập nước trong thung lũng giữa các khối núi đá vôi.

4.2.11.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Tiếp tục phát triển thảm rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi với các loại cây rừng quý như dẻ, gai, ngát, lát, sao, sa mu ... ở các triền núi cao, kết hợp hoạt động phục hồi rừng với tăng cường lực lượng kiểm lâm và dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng.

(ii) Phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên trên núi đá vôi, vừa bảo tồn nguồn gien và tính đa dạng sinh học, vừa cung cấp các sản phẩm phi gỗ lấy từ rừng cho cộng đồng các dân tộc địa phương.

(iii) Phát triển trồng rừng ở các triền núi thấp với các loài cây có giá trị kinh tế, có thể làm nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ v,v... tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao đời sống cho cư dân trong vùng.

(iv) Nghiên cứu, lựa chọn một khu rừng tự nhiên có chất lượng tốt, diện tích liền khoảng trên 500 ha để quy hoạch thành một trong các khu BTTN trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên tham gia mạng lưới các khu BTTN quốc gia.

4.2.12. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng thung lũng thượng nguồn sông chợ Chu

Vùng thung lũng thượng nguồn Sông Chợ Chu (Vùng A.VI.2) gồm thị trấn Chợ Chu, các xã Kim Sơn, Kim Phượng, Bảo Cường, Đồng Thịnh, Định Biên. Phía Bắc và phía Tây giáp vùng núi thấp Định Hóa (A.IV.2); phía Nam giáp vùng thượng nguồn sông Công (B.VII.1); phía Đông giáp vùng núi đá vôi Định Hóa (A.V.3). Vùng A.VI.2 là một vùng thung lũng tương đối rộng, có nhiều cánh đồng lớn, có hệ thống đường bộ chạy dọc ngang, lại là khu vực trung tâm của huyện Định Hóa, nên có điều kiện phát triển hơn so với vùng núi thấp và các khu vực khác của Định Hóa. Diện tích vùng 39,94 km2.

Thung lũng thượng nguồn sông Chợ Chu với thị trấn Chợ Chu, là khu vực trung tâm của huyện Định Hóa. Chức năng cơ bản của vùng này là nơi ở cho cư dân đô thị và cư dân nông thôn.

Chức năng thứ 2 là nơi sản xuất, cung cấp phần chủ yếu lương thực, thực phẩm cho nhân dân huyện Định Hóa, cung cấp gỗ rừng trồng làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Góp phần đảm bảo chất lượng nước và nguồn nước mặt để duy trì lưu lượng trung bình năm của sông Chợ Chu ở mức 3m3/s.

4.2.12.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Quy hoạch BVMT trong xây dựng, phát triển TT Chợ Chu thành đô thị loại IV (hiện là đô thị loại V) làm trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá của vùng Đông Bắc Thái Nguyên.

(ii) Bảo vệ môi trường nước, giữ cho nước sông Chợ Chu có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

(iii) Duy trì vốn rừng trồng và mở rộng diện tích trồng rừng là giải pháp hữu hiệu để vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân, vừa ngăn chặn dòng chảy mặt vào mùa mưa, chống xói mòn rửa trôi đất, gây bồi lấp đất canh tác nông nghiệp trong vùng.

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

Quy hoạch bảo vệ môi trường thị trấn Chợ Chu

- Cải tạo hệ thống hạ tầng và nhà cửa khu đô thị hiện hữu: đảm bảo cấp nước sạch cho 100% hộ gia đình; tỷ lệ cây xanh/người trên 20 m2 .

- Xây dựng khu công viên, cây xanh làm khu văn hoá, du lịch sinh thái ở xã ven thị trấn.

- Cải tạo, nâng cấp khu xử lý CTR hiện hữu, xử lý theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng nông thôn

- Tiếp tục phủ xanh đất trống đồi trọc ưu tiên phát triển thảm thực vật bản địa.

- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, đảm bảo 80% số hộ được sử dụng nước sạch trước 2020.

Lập các điểm thu gom, xử lý CTR cho từng xã: mỗi điểm khoảng 1.000 - 2.000 m2, cách khu dân cư liền kề trên 500m.

4.2.13. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng đô thị Tp.Thái Nguyên

TP Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm TP Hà Nội gần 70km về phía Bắc. Vùng đô thị TP Thái Nguyên (vùng A.IX.1) giáp vùng B.VII.2 - huyện Đại Từ về phía Bắc; vùng A.I.3 - huyện Phú Lương và vùng A.I.2 - huyện Đồng Hỷ về phía Bắc; giáp vùng B.VIII.1 hồ Núi Cốc - huyện Đại Từ về phía Tây; phía Nam giáp vùng B.IX.1 - TX Sông Công; phía Đông giáp vùng A.I.1 - huyện Phú Bình.

TP Thái Nguyên là đô thị loại II, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh, là trung tâm thu hút và động lực phát triển kinh tế đối với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên. TP Thái Nguyên cũng là trung tâm KH-KT, văn hoá, kinh tế lớn nhất vùng TD-MN Bắc Bộ Việt Nam. Diện tích vùng 177,07 km2, dân số trên 235.600 người (2009).

(i) Chức năng môi trường chủ yếu của TP Thái Nguyên là một đô thị trung tâm đồng thời là khu tập trung công nghiệp lớn, là động lực phát triển của toàn tỉnh Thái Nguyên và toàn vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ. Sự phát triển của cả tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc vào sự phát triển của đô thị trung tâm này.

(ii) Chức năng thứ hai của đô thị thành phố này là nơi tiếp nhận các nguồn nguyên liệu, vật liệu và lao động từ những vùng khác trong tỉnh cung cấp, để chế biến nguyên liệu, sản xuất ra những loại hàng hóa chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp, để cung cấp cho các vùng của tỉnh và các thị trường trong nước và nước ngoài.

(iii) Thành phố Thái Nguyên được đặc trưng bằng hệ sinh thái đô thị. Đó là hệ sinh thái nhân tác là chủ yếu. Chức năng môi trường của vùng đô thị Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và xây dựng, tập trung dân cư ở mức cao, tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên vật vật liệu lấy từ môi trường, đồng thời xả thải ra các chất thải nên đòi hỏi phải có những giải pháp KSÔN.

4.2.13.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Quy hoạch môi bảo vệ trường (kèm theo các giải pháp khác về BVMT) cần hướng tới mục tiêu trọng tâm là bảo vệ môi trường không khí, đất đai và môi trường nước sông Cầu.

(ii) Giảm sức ép gia tăng dân số đặc biệt là gia tăng dân số cơ học do dòng người từ các khu vực nông thôn lên, từ các vùng khác đến đô thị Thái Nguyên để tìm kiếm việc làm. Quản lý dân số trong sức chịu tải của quỹ đất ở đô thị .

(iii) Tạo môi trường sống có chất lượng cao theo tiêu chí ‘Xanh-Sạch-Đẹp” cho đô thị trung tâm của tỉnh.

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

Do thành phố Thái Nguyên là trung tâm đô thị và công nghiệp lớn nhất của tỉnh nên định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường của TP được thể hiện chi tiết tại mục 4.4.

4.3. CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO LƯU VỰC SÔNG CÔNG

4.3.1. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng gò đồi Phổ Yên

Vùng gò đồi Phổ Yên (Vùng B.I.1) nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, chiếm phần lớn diện tích huyện Phổ Yên trừ xã Phúc Tân (thuộc vùng hồ Núi Cốc, B.VIII.1), phía Bắc giáp TX Sông Công; phía Đông Bắc giáp huyện Phú Bình; phía Đông Nam giáp huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang; phía Tây Nam giáp TP Hà Nội; phía Tây Bắc giáp huyện Đại Từ. Diện tích vùng 222,18 km2.

Vùng gò đồi Phổ Yên, đặc trưng bằng hệ sinh thái nông nghiệp ở nông thôn và thảm rừng trồng. Chức năng môi trường cơ bản của vùng này là nơi sinh sống với mật độ dân số cao, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp và gỗ rừng trồng cho sản xuất giấy.

4.3.1.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Duy trì và tiếp tục phát triển hệ sinh thái nông nghiệp nông thôn ở khu vực đất bằng, thấp để tự cung cấp lương thực, thực phẩm cho nội vùng và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh.

(ii) Phát triển thảm rừng trồng trên các triền đồi bằng các loại cây keo để vừa cải tạo đất rừng, vừa cung cấp nguyên liệu giấy cho công nghiệp.

(iii) Ngăn ngừa xói mòn đất ở các vùng gò đồi.

(iv) Trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp (Tây Phổ Yên) theo quy hoạch, cần đặc biệt chú ý phân vùng các loại hình CN và xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để hạn chế ô nhiễm môi trường.

(v) Quy hoạch phát triển các đô thị theo hướng đô thị sinh thái với tỷ lệ cây xanh cao, hệ thống hạ tầng thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi thấp Đông Bắc dãy Tam Đảo

Vùng núi thấp Đông Bắc Tam Đảo (Vùng B.IV.1) nằm ở rìa Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm sườn Đông Bắc của dãy núi Tam Đảo, tính từ đường phân thuỷ phân chia ranh giới với tỉnh Vĩnh Phúc, xuống thấp dần đến đường bình độ 200m. Vùng này bao gồm khu vực địa hình núi của các xã Phú Xuyên, La Bằng, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Vân Yên, Ký Phú, Cát Nê, Quân Chu. Đây cũng là khu vực nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Diện tích 131 km2.

Chức năng môi trường của vùng này là bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên thực vật với các kiểu thảm rừng điển hình của vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du miền núi; bảo vệ các tài nguyên động vật, đặc biệt là các loài thú quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam; bảo vệ nguồn gien và đa dạng sinh học. Bảo vệ sườn Đông Bắc dãy núi Tam Đảo cũng là bảo vệ nguồn sinh thủy cho hệ thống sông Công.

4.3.2.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng núi thấp sườn Đông Bắc dãy núi Tam Đảo (vùng B.IV.1) tập trung vào các mục tiêu:

(i) Không xâm hại đến VQG Tam Đảo trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Không quy hoạch bất cứ dự án phát triển dân cư,đô thị, công nghiệp, giao thông, sân golf, nông nghiệp nào trong phạm vi của vùng này.

(ii) Mở rộng diện tích trồng rừng, phát triển du lịch sinh thái (quy mô nhỏ) v.v... nhằm nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

4.3.3. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng thượng nguồn sông Công

Vùng thượng nguồn Sông Công (Vùng B.VII.1) nằm ở phía Nam của huyện Định Hóa bao gồm các xã: Bình Thanh, Bộc Nhiên, Phú Đình, Sơn Phú, Điềm Mạc, Bình Yên, Trung Lương, Phú Tiên. Phía Bắc giáp các xã Thanh Định, Đinh Biên, Trung Hội nằm ở đầu nguồn sông Chợ Chu (vùng A.V.II.2) thuộc huyện Định Hóa. Phía Đông giáp huyện Phú Lương (vùng A.I.3), phía Nam giáp vùng B.VII.2 - huyện Đại Từ, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang (Hình 24). Đây là vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thái Nguyên. Vùng có diện tích khoảng 151 km2.

Vùng B.VII.1 được xác định là vùng đầu nguồn sông Công với hai hệ sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái rừng trên vùng đồi - núi thấp và hệ sinh thái nông nghiệp trong vùng thung lũng lòng chảo.

Hệ sinh thái rừng là nơi bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo cung cấp nguồn sinh thuỷ cho sông Công, duy trì hoạt động bình thường của dòng sông này, nhằm đảm bảo lượng nước cho hồ Núi Cốc và nhu cầu sử dụng nước cho vùng hạ du.

Hệ sinh thái nông nghiệp có chức năng cơ bản là cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho mọi mặt đời sống xã hội của cư dân trong vùng và tạo ra hàng hoá để trao đổi với các vùng khác. Một nhiệm vụ quan trọng của vùng này là các hoạt động nông nghiệp cần được quản lý tốt về môi trường sao cho không làmô nhiễm nguồn nước sông Công và bảo tồn hệ sinh thái rừng trong vùng.

4.3.3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Duy trì độ che phủ của thảm rừng tự nhiên trong vùng trên 70% để đảm bảo chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Công.

(ii) Phát triển rừng trồng với các loại cây lớn nhanh, có tán rộng thành kiểu rừng kinh tế - phòng hộ, vừa khai thác luân phiên theo quy hoạch để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy, thu lợi nhuận, vừa góp phần phòng hộ đầu nguồn sông Công.

(iii) Không quy hoạch phát triển các KCN và cơ sở khai thác khoáng sản ở đầu nguồn sông Công.

(iv) Quy hoạch nâng cấp Khu Di tích An toàn khu (ATK) tại xã Phú Bình.

4.3.4. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng trung lưu sông Công

Vùng trung lưu sông Công (Vùng B.VII.2) nằm ở phần phía Bắc của huyện Đại Từ. Phía Bắc giáp vùng B.VII.1 trên địa phận huyện Định Hoá. Phía Đông giáp vùng gò đồi Phú Lương A.I.3. Phía Nam giáp vùng B.VIII.1 - hồ Núi Cốc. Phía Tây giáp vùng B.IV.1- Vườn Quốc gia Tam Đảo. Vùng này chiếm gần như toàn bộ nửa phần phía Bắc của huyện Đại Từ gồm các xã ở khu vực trung lưu sông Công: Minh Tiến, Phúc Lương, Đức Lương, Phú Cường, Phú Lạc, Yên Lãng, Na Mao, Phú Xuyên, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Tiên Hội, Tân Linh, Phục Linh, La Bằng, Hà Thượng, Cù Vân, An Khánh, Khôi Kỳ, Hùng Sơn, thị trấn Đại Từ. Diện tích vùng khoảng 455km2.

(i) Thảm thực vật rừng tự nhiên và rừng trồng tốt, độ che phủ lớn, đảm bảo chức năng phòng hộ, giữ nước cho lưu vực sông Công.

(ii) Mạng lưới sông suối dày đặc trong vùng bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo là hệ thống sinh thủy quan trọng, liên tục bổ sung nước cho hồ Núi Cốc và sông Công nói chung.

(iii) Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng tạo cho vùng này chức năng cung cấp nguyên liệu khoáng, làm tiền đề phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh Thái Nguyên.

4.3.4.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Lập các khu vực khai thác khoáng sản cách xa khu dân cư (trên 1.000 m). Mỗi khu vực khai thác kim loại màu đều có khu tập trung xử lý chất thải rắn công nghiệp, CTR nguy hại.

(ii) Duy trì, phục hồi vốn rừng tự nhiên; phát triển, bổ sung trồng rừng kinh tế với các loại cây thích hợp để vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần duy trì nguồn nước cho hệ thống sông Công. Trong trường hợp các KCN, khu khai thác khoáng sản chiếm dụng đất rừng thì phải trồng rừng đền bù (bằng diện tích rừng bị chiếm dụng). Đảm bảo độ che phủ rừng trong vùng trên 50%.

(iii) Không quy hoạch phát triển các khu dân cư, KCN vào vùng rừng ven núi Tam Đảo.

(iv) Quy hoạch hệ thống thoát, xử lý nước thải, hệ thống cây xanh đường phố, hệ thống thu gom xử lý CTR ở thị trấn Đại Từ để KSÔN môi trường đô thị.

4.3.5. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng hồ Núi Cốc

Vùng hồ Núi Cốc (vùng B.VIII.1) thuộc địa phận huyện Đại Từ, bao gồm lòng hồ Núi Cốc và lưu vực xung quanh hồ, nằm ở khoảng giữa của dòng sông Công. Vùng này gồm một phần diện tích các xã: Lục Ba, Văn Yên, Ký Phúc, Tân Thái, Vạn Thọ, Cát Nê, Quân Chu, Phúc Xuân, Phúc Triều, Phúc Tân, Phúc Thuận. Vùng B.VIII.1 giáp vùng B.VII.2 - Trung lưu sông Công về phía Bắc; giáp vùng A.IX.1- Thành phố Thái Nguyên về phía Đông; giáp vùng B.IX.1- Thị xã sông Công về phía Nam; giáp vùng B.IV.1- núi thấp sườn Đông Bắc dãy núi Tam Đảo về phía Tây.

Vùng B.VIII.1 gồm 2 hợp phần là 2 tiểu vùng, tuy có đặc điểm khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau, đó là lòng hồ và lưu vực hồ. Lòng hồ Núi Cốc là một thuỷ vực nước ngọt nhân tạo, hình thành do việc xây đập, chắn dòng sông Công, lấy nước phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Lưu vực hồ là phần đất bao quanh hồ, là bồn thu nước đổ trực tiếp vào hồ, được tính từ bờ hồ đến đường phân thuỷ với các khu vực kế cận. Diện tích vùng hồ Núi Cốc là 125,98km2.

Vùng hồ Núi Cốc là vùng có hệ sinh thái thuỷ vực lớn nhất trong tỉnh Thái Nguyên. Chức năng môi trường chủ yếu của vùng này là duy trì, lưu giữ, bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nguồn nước mặt để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: tưới cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cấp nước cho các đô thị và phát triển du lịch sinh thái.

4.3.5.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Duy trì và phát huy chức năng của vùng là lưu giữ tài nguyên nước, đảm bảo số lượng và chất lượng nước đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp và cấp nước cho các đô thị.

(ii) Tiếp tục phát triển trồng rừng kinh tế, kết hợp rừng phòng hộ trên các triền đồi trong lưu vực hồ và giao khoán rừng cho dân quản lý để khai thác luân phiên sản phẩm hàng hóa, nâng cao đời sống người dân, đồng thời ngăn chặn quá trình xói mòn, rửa trôi đất, dẫn đến bồi lấp lòng hồ, làm giảm tuổi thọ của hồ Núi Cốc. Đảm bảo độ che phủ rừng trên 60% diện tích đất liền.

(iii) Quy hoạch khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc bao gồm diện tích khu du lịch hiện nay và mở rộng ra các khu vực trung quanh.

(iv) Quy hoạch sử dụng phần mặt nước hồ:

- Phát triển các điểm du lịch, thể thao dưới nước ven hồ, câu lạc bộ du thuyền tại các vị trí thích hợp. Các điểm du lịch này đều phải có hệ thống nhà vệ sinh, thoát, xử lý nước thải, không xả trực tiếp nước thải chưa xử lý đạt QCVN vào hồ.

- Phát triển nuôi thuỷ sản với diện tích và số lượng thích hợp để đảm bảo không gây ô nhiễm nước hồ.

4.3.6. Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng đô thị sông Công

Vùng đô thị TX Sông Công (vùng B.IX.1) - nằm ở phía Nam tỉnh, điểm trung tâm có tọa độ địa lý : 21028’ vĩ độ Bắc, 105051’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp TP Thái Nguyên, 3 phía Đông, Nam, Tây đều giáp huyện Phổ Yên (vùng B.I.1). TX Sông Công nằm trên trục QL3 Hà Nội đi Cao Bằng, gần kề tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, tiếp giáp thành phố Thái Nguyên, gần TP Hà Nội.

TX Sông Công được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng nội thị và tiểu vùng nông thôn ngoại vi. Diện tích vùng này là 83,687 km2, dân số 49.447 người.

Chức năng môi trường cơ bản của vùng đô thị Sông Công là nơi tập trung cơ sở công nghiệp và xây dựng, tập trung dân cư ở mức cao. Do vậy vùng này đang và sẽ là vùng tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên vật vật liệu lấy từ môi trường, đồng thời xả thải ra môi trường các chất thải gây ô nhiễm môi trường tác hại đến sức khỏe và các hệ sinh thái tự nhiên.

4.3.6.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường

(i) Ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt dộng các cơ sở sản xuất trong KCN, bảo vệ chất lượng nước sông Công và chất lượng không khí khu đô thị, khu dân cư.

(ii) Xây dựng TX Sông Công thành khu đô thị công nghiệp đạt tiêu chí "Xanh-Sạch-Đẹp ".

Quy hoạch bảo vệ môi trường theo ngành

(i) Quy hoạch bảo vệ môi trường các KCN mới trong TX Sông Công:

- Tập trung xây dựng các KCN đã được quy hoạch, hạn chế mở rộng vào đất đô thị, đất nông nghiệp

- Khoảng cách tối thiểu từ ranh giới KCN đến khu dân cư tập trung trên 500m

- Mỗi KCN đều có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau khi xử lý cần đạt QCVN về nước thải công nghiệp.

(ii) Quy hoạch bảo vệ môi trường khu đô thị TX Sông Công.

(iii) Đảm bảo hệ thống thoát nước thải: tách riêng khỏi nước mưa. Toàn bộ nước thải được đưa về Trạm Xử lý nước thải đô thị tập trung.

- Xây dựng các công viên trong thị xã. Trồng các giải cây xanh ngăn cách KCN và khu đô thị .

- Trồng rừng bổ sung, phủ xanh các đồi trọc, đất trống trong khu vực TX, đảm bảo tỷ lệ che phủ cây xanh trên 40% diện tích TX.

- Trồng cây xanh dọc các tuyến phố và đường đô thị, đường nông thôn trên địa bàn thị xã (hiện nay phần lớn các đường phố của TX không có cây xanh hoặc mật độ cây xanh rất thấp).

- Xây dựng một trung tâm xử lý và tái chế CTR tại xã Tân Quang.

4.4. QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ NGÀNH LĨNH VỰC TRỌNG ĐIỂM

4.4.1. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên

Mục tiêu BVMT môi trường đối với các đô thị của tỉnh Thái Nguyên, trước hết là đối với TP. Thái Nguyên và TX. Sông Công là: xây dựng các đô thị theo hướng đô thị sinh thái. Để trở thành đô thị sinh thái, quy hoạch BVMT TP. Thái Nguyên và TX. Sông Công (tiếp theo sẽ là các thị trấn cấp huyện) cần theo các định hướng sau:

- Mật độ dân số các khu trung tâm dưới 5000 người/km2.

- Hệ thống cấp nước sạch đảm bảo cấp nước đến từng hộ gia đình với định mức trung bình trên 150L/người/ngày.

- Tách riêng hệ thống thoát nước mưa với thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt. Trước năm 2020, trên 50% lưu lượng nước thải đô thị được xử lý tập trung đạt QCVN 14:2008/BTNMT và sau năm 2020, 80% lưu lượng nước thải đô thị được thu gom, xử lý tập trung đạt QCVN 14:2008/BTNMT.

- Tăng diện tích và số lượng công trình công viên, cây xanh đường phố, đảm bảo độ che phủ cây xanh ở các khu trung tâm trên 10m2/người.

- Không khí khu vực đô thị đạt TCVN/QCVN về chất lượng không khí, độ ồn đạt QCVN đối với khu dân cư và khu dân cư xen lẫn với khu thương mại.

- Chất lượng nước các sông Cầu, sông Công đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A2, hồ núi Cốc đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1.

- Hệ thống các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đảm bảo bố trí rộng khắp ở các khu phố, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, trường học, văn phòng, bến xe…

- Đảm bảo lối sống đô thị văn minh, thân thiện với môi trường.

Để từng bước đạt được các tiêu chí của đô thị sinh thái, quy hoạch bảo vệ môi trường phải gắn kết với quy hoạch phát triển đô thị theo một số nội dung ưu tiên dưới đây.

4.4.1.1. Quy hoạch thoát, xử lý nước thải các đô thị tỉnh Thái Nguyên

Đến năm 2020 TP. Thái Nguyên, TX. Sông Công có hệ thống thoát nước thải tách riêng khỏi hệ thống nước mưa. Xử lý 50% lưu lượng nước thải đô thị đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT).

Trong các năm trước năm 2015 vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung cho nước thải sinh hoạt và nước mưa ở khu nội thành cũ. Từ năm 2015 đến 2020, từng bước tách riêng thành 2 hệ thống cho thoát nước mưa và thoát nước thải.

Đối với những khu vực phát triển mới ngay từ khi thiết kế và xây dựng cần tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa. Các biện pháp xử lý cục bộ (nước thải sinh hoạt ở từng khu đô thị vẫn là các giải pháp ưu tiên).

Quy hoạch xử lý tập trung nước thải đô thị TP. Thái Nguyên và TX Sông Công theo nhiều phương án:

Phương án dài hạn (sau 2020 đến 2030)

Tách riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa, đưa nước thải về 2 - 3 trạm xử lý tập trung quy mô trung bình, đáp ứng xử lý đến 90% nước thải đô thị của TP. Thái Nguyên. Trạm xử lý tập trung cần được xây dựng ở khu vực có địa hình thấp, gần sông Cầu . Đối với TX. Sông Công sau năm 2020 các trạm xử lý nước thải tập trung cũng cần đảm bảo xử lý trên 80% nước thải đô thị .

Phương án trung hạn (2015 - 2020)

Khi chưa có điệu kiện xây dựng nhiều trạm xử lý tập trung cho toàn đô thị, cần xây dựng từng bước hệ thống cống thoát và các trạm xử lý nước thải cho các phường nội thành và các khu đô thị mới. Đối với TP. Thái Nguyên trong giai đoạn này tập trung xây dựng và vận hành 1 Trạm xử lý tập trung công suất khoảng 20.000 m3/ngày.đêm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên, đảm bảo xử lý nước thải cho khoảng trên 50% dân số TP. Đối với TX. Sông Công cần xây dựng và vận hành thí điểm một trạm xử lý nước thải công suất 10.000 - 15.000 m3/ngày.đêm.

Phương án ngắn hạn (2010 -2015)

- Tiếp tục cải thiện các hệ thống xử lý nước thải cục bộ ở các hộ gia đình, khu dân cư. Các khu đô thị mới phải có điểm xử lý nước thải cục bộ; tiếp tục nạo vét sông, cải thiện hệ thống thoát nước của thành phố.

- Triển khai Dự án thoát nước và xử lý nước thải khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên (gồm 9 phường).

4.4.1.2. Xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp trên địa bàn TP. Thái Nguyên (và các nơi khác) cần được xử lý cục bộ tại từng nhà máy để loại bỏ các chất ô nhiễm có độc tính cao và dầu mỡ sau đó đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của từng KCN. Các trạm xử lý nước thải này do các công ty đầu tư hạ tầng KCN tự đầu tư, quản lý và thu phí.

4.4.1.3. Công nghệ xử lý nước thải

Trong giai đoạn 2010-2020 công nghệ sinh học (bùn hoạt tính, oxy hóa tăng cường ...) vẫn là công nghệ cần được áp dụng ở các trạm xử lý nước thải tập trung tại thành phố Thái Nguyên, TX Sông Công và các thị trấn.

Mỗi KCN hoặc nhà máy ngoài KCN cần có trạm xử lý nước thải CN đạt QCVN. Công nghệ cơ bản cần được áp dụng là hóa-lý kết hợp sinh học: tách dầu mỡ, trung hòa, keo tụ, loại bỏ các kim loại nặng và các chất độc khác sau đó đưa nước thải vào hệ thống xử lý theo công nghệ sinh học tuơng tự như xử lý nước thải sinh hoạt.

4.4.1.4. Quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị

Với tốc độ phát triển hệ thống đô thị nhanh chóng, khối lượng chất thải rắn (CTR) đô thị sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2020 và các năm tiếp theo.

Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường các đô thị từ loại II (TP.Thái Nguyên) đến loại V (các thị trấn, huyện) đều phải quy hoạch, xây dựng và vận hành các Trung tâm xử lý CTR hợp vệ sinh.

- Xử lý hợp vệ sinh 80% khối lượng CTR đô thị vào năm 2020 và 100% vào năm 2030.

- Xử lý 100% khối lượng CTR CN, CTR nguy hại vào năm 2020.

- Đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động do phát thải, vận chuyển, xử lý CTR đến sức khỏe nhân dân, chất lượng môi trường, cảnh quan và các ngành kinh tế.

Để đạt được 3 mục tiêu về quản lý CTR nêu trên từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cần có :

- Một trung tâm xử lý CTR công nghiệp và CTR nguy hại có quy mô lớn đủ năng lực tồn trữ và xử lý CTR công nghiệp và CTR nguy hại trên 30 năm.

- Hai trung tâm xử lý CTR sinh hoạt cấp tỉnh có năng lực tồn trữ và xử lý CTR đô thị và sinh hoạt trên 30 năm.

- Mỗi huyện, thị xã có một trung tâm xử lý CTR sinh họat cấp huyện có năng lực tồn trữ và xử lý CTR đô thị sinh hoạt trên 20 năm.

Sở Xây dựng và các công ty môi trường đô thị, công ty dịch vụ xử lý chất thải phối hợp với các đơn vị trong, ngoài nước nghiên cứu lựa chọn công nghệ thu gom, xử lý CTR sinh họat, CTR công nghiệp, CTNH phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và khả năng đầu tư.

Trong giai đoạn 2010 - 2020 công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (có các lớp lót ở hố chôn rác và có hệ thống xử lý nước, rác đạt QCVN là phù hợp. Tuy nhiên các công nghệ tái chế (phấn compost) cần được áp dụng kết hợp .

Từ sau 2020 công nghệ đốt CTR và chuyển rác thành năng lượng cần được áp dụng ở các trung tâm xử lý CTR tỉnh.

4.4.1.5. Quy hoạch hệ thống công viên cây xanh ở các đô thị

Mặc dù Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng lớn (48% diện tích tự nhiên là rừng), tuy nhiên ở khu vực nội thành các TP, TX, thị trấn diện tích cây xanh đường phố và công viên còn thấp.

Định hướng quy hoạch hệ thống cây xanh TP. Thái Nguyên và TX. Sông Công theo các tiêu chí sau:

- Diện tích cây xanh trên đầu người ở khu vực các phường nội thành: trên 10m2/người vào năm 2020.

- Khu vực phát triển cây xanh: trên 80% độ dài các tuyến phố được trồng cây thân gỗ có tán rộng, tạo bóng mát và điều tiết khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm không khí. Mở thêm các công viên quy mô trung bình (1,0 - 5,0 ha) đến lớn (trên 5,0 ha) tại khu vực ven sông Cầu, ven hồ núi Cốc (TP. Thái Nguyên và khu vực ven sông Công ở TX. Sông Công) và các công viên quy mô nhỏ (dưới 1,0 ha) ở các thị trấn.

- Lập hành lang cây xanh có độ rộng trên 10m, mật độ cây xanh dầy để ngăn cách KCN, CCN với khu dân cư xung quanh (ở các nơi có điều kiện về đất).

- Phủ xanh toàn bộ các đồi trọc ở các xã ngoại thị, ngoại thành.

4.4.2. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển giao thông

Việc phát triển các đường cao tốc (Hà Nội - Thái Nguyên), đường Hồ Chí Minh (Hòa Lạc - Thái Nguyên - Bắc Cạn), quốc lộ 1B, quốc lộ 3 … nối Thái Nguyên với TP. Hà Nội và các tỉnh một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, đô thị hóa, mặt khác sẽ đưa đến các tác động xấu đến chất lượng môi trường:

- Gia tăng ô nhiễm do khí thải từ phương tiện giao thông và bụi đường.

- Ngăn cản dòng chảy có thể gây ngập úng cục bộ.

Quy hoạch bảo vệ môi trường đối với các đường cao tốc, quốc lộ ở Thái Nguyên được định hướng như sau:

- Không quy hoạch và xây dựng các công trình nhạy cảm với độ ồn (bệnh viện, trường học, nhà thờ, đền chùa) trong khoảng cách 200m cách mép đường.

- Không quy hoạch các khu dân xư, khu thương mại trong khoảng cách 50m cách mép đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và các đường cao tốc khác (để không chỉ ngăn ngừa ô nhiễm tiếng ồn mà còn phòng tránh tai nạn giao thông).

- Hạn chế quy hoạch các khu dân cư thương mại ven các quốc lộ, tỉnh lộ.

- Nạo vét, khơi thông dòng chảy tại các suối, kênh, mương dọc tuyến đường xây dựng; xây dựng các cống thoát nước đúng vị trí cần thiết và có kích thước phù hợp để việc lưu thông dòng chảy bình thường.

- Không mở tuyến đường xuyên qua các khu BTTN, rừng phòng hộ đặc biệt là không mở đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua vùng đệm của VQG Tam Đảo, khu BTTN Thần Sa, các khu di tích lịch sử cách mạng (ATK Định Hóa).

4.4.3. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp và khoáng sản

4.4.3.1. Quy hoạch BVMT trong phát triển CN và các tổ hợp KCN-Đô thị

Ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt động công nghiệp luyện kim, cơ khí, giấy, vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên là vấn đề đã tồn tại nhiều năm và có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp là rõ ràng. Do vậy, quy hoạch BVMT trong phát triển CN, tổ hợp KCN- đô thị theo các định hướng dưới đây:

(i) Quy hoạch các KCN, CCN và từng nhà máy phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu dân cư (khoảng cách an toàn này phụ thuộc vào đặc điểm loại hình sản xuất, công suất, công nghệ của KCN, nhà máy). Theo định hướng này các nhà máy cốc hóa, luyện, cán thép, xi măng, giấy, đặc biệt các nhà máy quốc phòng (sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ) phải cách ranh giới khu dân cư tập trung trên 1.000m.

(ii) Cần xem xét lựa chọn loại hình công nghiệp phù hợp với hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị, sử dụng tài nguyên nước, du lịch, bảo tồn thiên nhiên của vùng chung quanh.

(iii) Đối với mỗi loại hình CN cần lựa chọn các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường: giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nước, tạo ra ít chất thải (đặc biệt đối với CN luyện kim, giấy, vật liệu xây dựng có thể chọn nhiều loại công nghệ để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao nhưng giảm chất thải).

(iv) Các cơ sở sản xuất CN, khai khoáng phải có các hệ thống, xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại đạt yêu cầu của các QCVN.

Dựa vào các bài học rút ra từ nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do các cơ sở công nghiệp các định hướng chính về quy hoạch bảo vệ môi trường cần được gắn kết vào quy hoạch phát triển từng KCN, CCN, ngành CN trên cơ sở địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các đề xuất này được nêu ở cột 7 trong Bảng 4.1, trong đó xem xét về:

(i) Vị trí, diện tích từng KCN, CCN là phù hợp hoặc cần điều chỉnh.

(ii) Các biện pháp cần áp dụng để giảm thiểu tác động môi trường nếu vị trí của KCN, CCN không thể thay đổi.

(iii) Các đề xuất về tổ chức quản lý môi trường, KSÔN.

Quy hoạch BVMT đối với các tổ hợp KCN - đô thị được nêu ở Bảng 4.2

Dựa vào thực trạng môi trường và hoạt động khai thác, chế biến một số định hướng về QHMT dưới đây cần được gắn kết vào quy hoạch phát triển CN và khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

(i) Quy hoạch các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản không xâm phạm Vườn Quốc gia Tam Đảo, các khu BTTN, các khu di tích lịch sử, các khu rừng phòng hộ.

(ii) Hạn chế xâm phạm vào các khu dân cư, đất nông nghiệp.

(iii) Trong trường hợp xâm phạm vào vùng rừng là bất khả kháng thì phải quy hoạch một khu vực khác để trồng rừng đền bù (theo nguyên tắc đền bù đúng hoặc lớn hơn diện tích rừng bị mất).

(iv) Lập khu chứa phế thải và phân loại phế thải ở từng khu khai thác khoáng sản.

(v) Quy hoạch, xây dựng và vận hành khu vực chứa và xử lý nước thải tại từng khu khai thác khoáng sản. Khu vực chính chứa nước thải cần:

- Không nằm trong điểm đứt gãy địa chất.

- Không nằm trên tầng nước ngầm đang hoặc sẽ khai thác phục vụ cấp nước.

(vi) Triển khai các giải pháp quản lý và công nghệ để KSÔN (dự phòng, xử lý và giám sát ô nhiễm).

Các khu hoặc trung tâm xử lý CTR đô thị, CTR công nghiệp được lựa chọn trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, các điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình và các yếu tố liên quan khác. Công tác quy hoạch các điểm xử lý CTR do Sở Xây dựng chịu trách nhiệm, cần được thực hiện theo các bước sau:

(i) Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng và dự báo về rác đô thị, rác công nghiệp trên địa bàn các huyện, TX, TP.

(ii) Kết hợp với UBND các huyện, TX, TP lựa chọn các địa điểm dự kiến làm điểm xử lý CTR.

(iii) Sở Xây dựng kết hợp Sở TN&MT, Sở KH-CN và đơn vị tư vấn môi trường của Việt Nam hoặc nước ngoài (được thuê) khảo sát các vị trí được đề xuất để đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường tự nhiên và xã hội. Tiến hành khảo sát và thu thập các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, sinh thái, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, kinh tế, xã hội ở các điểm được đề xuất.

(iv) Đánh giá mức độ phù hợp bằng nhiều yếu tố khác nhau để lựa chọn các vị trí phù hợp theo các quy định hiện có.

(v) Đề xuất vị trí các điểm phù hợp nhất có thể lập khu hoặc Trung tâm xử lý CTR đô thị hoặc CN.

(vi) Trình UBND tỉnh phê duyệt.

(vii) Thực hiện thiết kế, đầu tư, xây dựng các điểm đã được phê duyệt UBND tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các điểm dự kiến làm nơi xử lý CTR ở các TP, TX, huyện là:

(i) Các điểm này có thể được tiếp tục nâng cấp để trở thành các khu, trung tâm xử lý CTR của các huyện, TX, TP.

(ii) Hiện nay Sở Xây dựng đã quy hoạch 10 khu xử lý CTR tập trung cho TP. Thái Nguyên, TX Sông Công và các huyện. Việc quy hoạch cần được tiếp tục xem xét chi tiết về các yếu tố môi trường, địa chất, thủy văn, địa hình, sinh thái và các yếu tố xã hội.

(i) Duy trì lưu lượng nước các sông, suối, hồ và nước ngầm, đầm bảo đảm nguồn cấp nước lâu dài cho sản xuất, đời sống và phát triển tài nguyên sinh học.

(ii) Ngăn ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước các sông, suối, hồ, đầm trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ các mục đích sử dụng của tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

Hiện nay số lượng và dung tích các hồ chứa ở Thái Nguyên về cơ bản là phù hợp. Do vậy không ưu tiên xây dựng các hồ chứa mới (để giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học và chế độ thuỷ văn) mà chỉ chú trọng nâng cấp các hồ hiện có. Các hồ mới chỉ được quy hoạch khi có nhu cầu đặc biệt do UBND các huyện hoặc Sở NN-PTNT đề xuất. Việc quy hoạch hồ chứa mới cần đạt các định hướng về môi trường sau.

- Không nằm trong khu BTTN hoặc rừng phòng hộ đã được tỉnh, huyện quy hoạch bảo vệ.

- Hạn chế xâm phạm vào khu dân cư và vùng đất nông nghiệp của địa phương.

- Tính toán tác động đến chế độ thuỷ văn để đảm bảo việc lưu giữ nước không làm thay đổi đáng kể chế độ thuỷ văn ở hạ lưu.

- Thiết kế và xây dựng công trình có khả năng điều tiết nước, dự phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở và vỡ đập.

- Tính toán dự báo vùng có khả năng bị ngập do sự cố vỡ đập để có phương án dự phòng.

- Các hồ trên sông chính (sông Cầu, sông Công, sông Đu, sông Chợ Chu) cần thiết kế hệ thống mương cho phép lưu thông dòng chảy, đảm bảo dòng chảy môi trường.

- Tính toán cân bằng nước để việc lấy nước của công trình thuỷ lợi của một địa phương không ảnh hưởng đến cấp nước cho các địa phương khác trong lưu vực.

- Hạn chế việc chuyển nước từ sông này sang sông khác dẫn đến thay đổi chế độ thủy văn, cân bằng nước và thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên.

- Hạn chế việc quy hoạch, xây dựng các khu dân cư, KCN, CCN, cơ sở sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản ven hồ để ngăn ngừa ô nhiễm hồ.

- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc khu vực ven hồ để hạn chế xói mòn đất, gây bồi lắng và ô nhiễm hồ.

- Phát triển thuỷ sản trong hồ ở mức độ có thể không gây ô nhiễm nguồn nước hồ và hạ lưu.

- Điều tiết nước hồ sao cho dòng chảy môi trường của sông, suối ở hạ lưu được đảm bảo, không gây thay đổi lớn chế độ thuỷ văn và hệ sinh thái nước ở hạ lưu.

- Giám sát, quan trắc thường xuyên chất lượng nước hồ và hệ sinh thái nước. Ưu tiên giám sát hiện tượng phú dưỡng hoá về mặt hoá học và sinh học.

(i) Triển khai, nghiên cứu phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cầu (trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm sông Công, sông Đu và các sông, hồ khác).

(ii) Quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu (các trung tâm) xử lý chất thải rắn đô thị cho TP Thái Nguyên, TX sông Công và 7 đô thị cấp huyện để giảm thiểu tác động của CTR đến chất lượng sông, hồ và nước ngầm.

(iii) Quy hoạch, xây dựng một trung tâm tồn trữ và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại cho toàn tỉnh Thái Nguyên để giảm thiểu tác động của CTR CN, CTNH đến chất lượng nước sông, hồ và nước ngầm.

(iv) Quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đạt các QCVN để giảm thiểu tác động của nước thải đến chất lượng nước sông, hồ và nước ngầm.

(v) Giám sát các nguồn ô nhiễm do các doanh nghiệp CN, khai thác khoáng sản, khu du lịch, khu đô thị đưa vào môi trường .

(vi) Kiểm soát và quản lý việc khai thác nước ngầm để ngăn ngừa việc suy giảm tầng nước ngầm và ô nhiễm nước ngầm.

(vii) Tiếp tục bảo vệ rừng đầu nguồn, mở rộng diện tích rừng ở các huyện, TP, TX trong tỉnh để giữ nước, ngăn ngừa xói mòn đất và giảm thiểu ô nhiễm nước sông, hồ.

(i) Tất cả các khu tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật đều được khoanh vùng và xử lý triệt để.

(ii) Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng HCBVTV, phân bón trong canh tác nông nghiệp và các hoá chất trong bảo quản thực phẩm.

(iii) Quy hoạch các khu chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nồng ghép bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

(i) Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 48% hiện nay lên 52% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh vào năm 2020.

(ii) Phục hồi diện tích rừng tự nhiên ở khu vực VQG Tam Đảo, các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Khôi phục và mở rộng diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo vệ nguồn thủy sinh, ngăn ngừa lũ lụt, xói mòn đất, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

(iii) Xây dựng được 1 khu BTTN cấp Quốc gia và 2 - 3 khu BTTN cấp tỉnh quản lý với tổng diện tích các khu BTTN trên 50.000 ha trước năm 2020.

(iv) Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho các loài thủy sinh, khôi phục số loài và mật độ thủy sinh, nhất là các loài các để bảo tồn ĐDSH và tăng nguồn lợi thủy sản.

Đây là nội dung chưa được nghiên cứu trong nhiều năm nay ở quy mô toàn tỉnh. Do vậy, để lập quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật cần phải khảo sát thu thập tài liệu để xác định ĐDSH ở các vùng sinh thái:

(v) Vùng sinh thái thung lũng (ở Võ Nhai, Định Hóa). Ở các vùng sinh thái cần xác định:

- Diện tích các loại rừng, các loại đất khác.

- Kiểm kê các loài động vật hoang dã trên cạn và dưới nước.

- Xác định các loài động, thực vật theo cấp độ bảo tồn.

(v) Định hướng KHHĐ bảo vệ và phát triển các loài cây trồng có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao;

(vii) Định hướng tổ chức quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh vật và ĐDSH ở Thái Nguyên;

(iii) Xây dựng bộ số liệu về tài nguyên sinh vật, ĐDSH ở các vùng môi trường và toàn tỉnh.

Đây là nội dung quan trọng trong Chương trình hành động Bảo tồn ĐDSH của tỉnh. Các dự án cần ưu tiên nghiên cứu lập và triển khai là:

(i) Các dự án phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ở các huyện miền núi (Đại Từ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Luơng);

(iii) Các dự án bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái thủy vực sông Cầu, sông Công, hồ núi Cốc.

Bảo vệ tài nguyên sinh vật, ĐDSH là một trong các công tác quan trọng bậc nhất trong nhiệm vụ BVMT của tỉnh và lưu vực sông Cầu.

Bảo vệ môi trường (BVMT), thực hiện định hướng phát triển bền vững (PTBV) tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020 và các năm tiếp theo là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường đang tồn tại, vượt qua các thách thức về môi trường thời kỳ tăng trưởng nhanh về công nghiệp hóa, đô thị hóa. Trên cơ sở các định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường, việc xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là hết sức cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường.

Kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là 2 nội dung chính của BVMT tỉnh Thái Nguyên, nhằm ngăn ngừa, ứng phó để giảm thiểu mức độ ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và bảo tồn phát triển tài nguyên sinh học trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch hành động BVMT, trong đó bao gồm cả KSÔN và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên tuân thủ các quan điểm chỉ đạo dưới đây:

1. BVMT ở tỉnh Thái Nguyên là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, cần có quyết tâm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân địa phương, có sự hỗ trợ một phần từ trung ương.

2. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường là chính, kết hợp xử lý khắc phục những điểm nóng về suy thoái môi trường và ô nhiễm trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Ưu tiên thực hiện chương trình BVMT tỉnh Thái Nguyên với việc gắn kết với các dự án, các chương trình khác có liên quan của nhà nước, các bộ, ngành và của tỉnh.

3. Việc thực hiện các chương trình và dự án của KHHĐ BVMT của tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi nguồn ngân sách lớn. Để đảm bảo nguồn ngân sách này, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguồn ô nhiễm phải tự đảm bảo kinh phí thiết kế, lắp đặt, vận hành và quản lý các hệ thống xử lý ô nhiễm; ngân sách địa phương và ngân sách hỗ trợ từ trung ương ưu tiên đảm bảo cho công tác triển khai dự án KSÔN và BVMT trên địa bàn bên ngoài cơ sở sản xuất - kinh doanh.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huyệnội lực kết hợp với việc tăng cường quản lý nhà nước; ứng dụng KH-CN tiên tiến và phát huy các giải pháp truyền thống để BVMT, giữ sạch môi trường sống của từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư.

5. Các chương trình BVMT của tỉnh phải nêu ra các kế hoạch hành động, dự án cụ thể có tính thiết thực, khả thi, phù hợp với từng vùng sinh thái - kinh tế và từng giai đoạn phát triển của tỉnh.

1. Tạo chuyển biến cơ bản trong ý thức và kiến thức bảo vệ môi trường, KSÔN của các tầng lớp nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sản xuất, kinh doanh, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

2. Phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, khắc phục suy thoái môi trường, tăng cường phục hồi rừng, bảo vệ tài nguyên nước và đất, đảm bảo tốt chất lượng môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa.

3. Khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguồn nước, rừng, bảo đảm cân bằng sinh thái nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

4. Hoàn thành tốt nhiệm vụ về phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nêu trong “Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu” và Quyết định số 1188/QĐ - UBND ngày 14/6/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt “ Định hướng Chiến lược PTBV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020”.

5. Đảm bảo đến năm 2020 Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học. Luật Tài nguyên nước, các luật khác về tài nguyên và môi trường, các TCVN, QCVN về chất lượng môi trường và về phát thải được thực hiện đúng ở tất cả các TP, TX, huyện, các cơ sở sản xuất- kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

1. Nâng cao một bước nhận thức, kiến thức về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, Đảng và Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

3. Nâng cao một bước vững chắc khả năng kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh, bệnh viện, khu dân cư, khu công nghiệp bằng áp dụng rộng rãi, có hiệu quả cao các biện pháp phòng ngừa và xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường.

90% chất thải rắn đô thị ở TP Thái Nguyên, TX Sông Công; 70% chất thải rắn đô thị ở các thị trấn, 100% chất thải rắn công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển, xử lý hợp vệ sinh;

100% các CCN mới, 80% các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải, 80% các cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý khí thải đạt QCVN.

Mở rộng, nâng cấp Trung tâm xử lý CTR tại Đá Mài và xây dựng thêm một trung tâm xử lý CTR đô thị và công nghiệp phục vụ khu vực TP Thái Nguyên, TX Sông Công và các huyện phía Nam tỉnh.

4. Hoàn thành cơ bản trước năm 2020 việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở TP Thái Nguyên, TX Sông Công, các thị trấn cấp huyện, các CCN trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng vận hành các trạm xử lý nước thải đô thị tập trung đạt QCVN (trước mắt cho TP Thái Nguyên và TX Sông Công).

5. Khắc phục có hiệu quả mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Cầu, sông Công, hồ Núi Cốc và các sông, hồ khác.

6. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và ồn bằng các giải pháp tổng hợp về quản lý và công nghệ phù hợp đối với các ngành công nghiệp, giao thông xây dựng.

7. Quản lý và bảo vệ tốt tài nguyên nước các thủy vực sông Cầu, sông Công, các sông, các hồ đầm. Đảm bảo duy trì lưu lượng các sông, hồ không dưới mức trung bình hiện nay. Khắc phục tình trạng xói mòn, sạt lở bờ sông suối hồ.

8. Quản lý tốt tài nguyên nước ngầm (nước dưới đất), không để suy giảm lưu lượng nước ngầm và chất lượng nước ngầm so với hiện nay. Ngăn ngừa việc sụt lún đất, ô nhiễm nguồn nước bằng các biện pháp quản lý khai thác khoáng sản, khai thác nước ngầm và quản lý chất thải.

9. Đảm bảo khôi phục diện tích các vùng rừng tự nhiên, tiếp tục các chương trình trồng rừng.

Đảm bảo vào năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh và có ít nhất 1 khu BTTN (ngoài VQG Tam Đảo) được công nhận cấp quốc gia và 2 - 3 khu BTTN cấp tỉnh được thành lập.

10. Thực hiện tốt việc gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh và từng ngành, lĩnh vực với KSÔN, BVMT, đảm bảo PTBV. Triển khai có hiệu quả các kết quả chính của dự án, đề tài nghiên cứu được nghiệm thu.

- TP Thái Nguyên, TX Sông Công và các thị trấn có quy hoạch không gian khu trung tâm thương mại, khu đô thị, khu hành chính, khu công nghiệp mới và khu ngoại thị hài hòa với môi trường thiên nhiên.

- Tạo không gian sống và phát triển kinh tế- văn hóa phù hợp đặc thù đối với môi trường TP, TX, huyện.

- Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ở các huyện để bảo vệ tài nguyên sinh học và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

11. Đẩy mạnh chương trình phát triển mảng xanh đô thị ở nội thị, nhất là ở các khu còn ít mảng xanh.

Phấn đấu đến năm 2020: đảm bảo diện tích cây xanh /đầu người ở các phường trung tâm TP Thái Nguyên, TX Sông Công trên 10 m2

12. Phát triển phương pháp canh tác sạch (nông nghiệp hữu cơ), xây dựng nhiều vùng chuyên canh rau, chè không sử dụng hóa chất BVTV, hoặc chỉ sử dụng hóa chất BVTV dễ phân hủy được Nhà nước cho phép. Phát triển rộng rãi quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để hạn chế sử dụng hóa chất BVTV. Xây dựng và thực hiện chương trình sản xuất nông sản sạch và an toàn thực phẩm.

13. Tăng cường năng lực quản lý môi trường của tỉnh, chú trọng giải pháp tăng cường năng lực về KSÔN và bảo vệ môi trường cho Sở TN&MT, Sở Công thương, Công an tỉnh; thành lập đơn vị quản lý môi trường cấp thị xã, huyện và các Ban An toàn và Môi trường ở các công ty lớn. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữa các đơn vị này với UBND các TP, TX, huyện và các cơ quan trung ương nhằm đảm bảo công tác BVMT có hiệu quả thực chất, tạo chuyển biến tốt trong cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được các mục tiêu trên cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu:

1. Thực hiện xã hội hóa Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ở tỉnh Thái Nguyên.

2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

3. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư.

4. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, các dự án thuộc Kế hoạch Hành động BVMT tỉnh Thái Nguyên.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong BVMT.

6. Tăng cường hợp tác với TP Hà Nội, các tỉnh lưu vực sông Cầu, hợp tác quốc tế về môi trường và PTBV.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên của Kế hoạch Hành động BVMT cần tập trung thực hiện các Chương trình ưu tiên dưới đây. Các chương trình này được đề xuất trên cơ sở Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án tổng thể bảo vệ và PTBV môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu" và Quyết định số 1188/QĐ- UBND ngày 14/6/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt "Định hướng Chiến lược PTBV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020". Để KHHĐ được thực hiện có hiệu quả cao cần tập trung nguồn lực cho thực hiện các chương trình.

(i) Chương trình 1: Nâng cao năng lực quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

(ii) Chương trình 2: Quản lý môi trường đô thị.

(iii) Chương trình 3: Quản lý môi trường công nghiệp.

(iv) Chương trình 4: Quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn và đa dạng sinh học.

(v) Chương trình 5: Bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên.

(vi) Chương trình 6: Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

(vii) Chương trình 7: Thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

(viii)Chương trình 8: Nâng cao nhận thức về môi trường và tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Trong mỗi chương trình, có các nhiệm vụ/dự án được xây dựng và triển khai thực hiện. Chi tiết các nhiệm vụ/dự án trong mỗi chương trình được thể hiện tại phụ lục.

Đảm bảo năng lực của Sở TN - MT, các phòng TN&MT các cấp TP, TX, huyện và các phòng ban chuyên trách của Sở Công nghiệp, Ban Quản lý các KCN đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Tăng cường năng lực và hiệu quả của Hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý môi trường, KSÔN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế để bảo vệ sức khoẻ nhân dân, tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường.

Gắn kết các mục tiêu, nội dung và biện pháp KSÔN, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào quá trình lập, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH toàn tỉnh, huyện, các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đảm bảo phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nâng cấp và mở rộng hệ thống quản lý môi trường của tỉnh; Nâng cao năng lực về con người, phương tiện và phương pháp trong quản lý môi trường.

- Cung cấp cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường, các thông tin minh chứng cho các tác động của hoạt động phát triển đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Cung cấp số liệu cho các cơ quan chức năng và dân chúng trong xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT.

- Phát hiện và cảnh báo sớm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường do các doanh nghiệp, dự án trong tỉnh và trong lưu vực sông Cầu.

- Đánh giá tính hiệu quả của các chính sách và biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhà nước và của tỉnh .

- Phục vụ xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sở, ngành, địa phương gắn kết BVMT, PTBV.

- Tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc gắn kết nhiệm vụ BVMT trong xây dựng và triển khai các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH toàn tỉnh và từng thị xã, huyện, ngành.

- Vào năm 2010, hoàn thành nghiên cứu Quy hoạch tổng thể môi trường gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

- Hoàn thành trước năm 2015 nghiên cứu và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường TP Thái Nguyên, TX sông Công và các huyện gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển KT - XH của TP, thị xã, huyện.

- Hoàn thành quy hoạch phát triển từng ngành: xây dựng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, du lịch gắn kết với KSÔN, bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên và lưu vực sông Cầu.

- Bước đầu có quy hoạch không gian khu trung tâm thương mại, khu đô thị, khu hành chính, khu công nghiệp mới, khu ngoại thành hài hoà với môi trường, cải thiện rõ rệt chất lượng môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp và văn hoá cho TP Thái Nguyên, TX sông Công, các thị trấn huyện và các khu du lịch, khu di tích lịch sử.

1. Dự án tăng cường năng lực/tổ chức quản lý môi trường ở cấp xã và một số ngành của tỉnh.

2. Xây dựng Đề án hướng dẫn thành lập bộ phận quản lý môi trường ở các cơ sở SXKD.

3. Đề án thành lập trung tâm công nghệ môi trường.

4. Dư án quản lý, lưu trữ và xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường.

5. Dự án tăng cường năng lực quan trắc môi trường tự động và kiểm soát ô nhiễm.

6. Dự án thống kê, cập nhật hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường.

7. Lập Đề án xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi trong đầu tư BVMT.

8. Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện.

9. Quy hoạch bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển của từng ngành.

Tăng cường hệ thống quản lý và xử lý chất thải đô thị với hiệu quả cao nhằm góp phần xây dựng TP Thái Nguyên, TX sông Công và một số thị trấn cấp huyện thành “đô thị sinh thái” trước năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Năng lực về mặt tổ chức, công nghệ và tài chính trong quản lý và xử lý CTR ở khu vực nội thành các TP, TX và thị trấn, huyện được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, xử lý CTR.

- Nâng cấp, hoàn thiện các khu xử lý chất thải rắn, đảm bảo 100% các đô thị cấp TP, TX, huyện có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và triển khai một số điểm thu gom xử lý CTR theo các công nghệ tiên tiến (tái chế hoặc thiêu đốt).

- Đảm bảo đến năm 2020, 90% lượng chất thải rắn đô thị, 100% CTR y tế được thu gom, xử lý.

1. Quy hoạch, xây dựng các khu chôn lấp, xử lý chất thải, công nghiệp, chất thải nguy hại.

2. Quy hoạch, xây dựng các khu chôn lấp chất thải sinh hoạt.

3. Quy hoạch, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

4. Quy hoạch các khu đô thị sinh thái dọc sông Cầu trên địa bàn Tp phố Thái Nguyên, Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình.

5. Quy hoạch, xây dựng các nghĩa trang sinh thái.

6. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

7. Khắc phục ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác tạm thời.

8. Thu gom, xử lý triệt để chất thải rắn y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

9. Xử lý ô nhiễm môi trường trên các suối tiếp nhận nước thải các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công.

10. Xã hội hoá công tác thu gom rác thải sinh hoạt.

11. Dự án tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nơi công cộng.

Thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt hiệu quả cao, dự phòng, khắc phục ô nhiễm công nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường ở các KCN, CCN, khu dân cư liền kề KCN, CCN trên địa bàn.

- Hoàn chỉnh việc quy hoạch phát triển công nghiệp gắn kết BVMT.

- Giảm thiểu ô nhiễm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến mức đạt TCVN, QCVN về phát thải.

- Đảm bảo các KCN, CCN mới có hệ thống quản lý môi trường thích hợp và các công trình xử lý chất thải đạt TCVN, QCVN ngay từ khi bắt đầu hoạt động.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp bằng các biện pháp quản lý và công nghệ thích hợp.

- Quản lý chặt chẽ và xử lý về cơ bản chất thải công nghiệp: 100% CTR công nghiệp, CTR nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn trước năm 2020.

1. Quy hoạch hệ thống hạ tầng BVMT các cụm công nghiệp, KCN.

2. Quy hoạch các sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh.

3. Quy hoạch các khu khai thác đất phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng; san lấp mặt bằng; làm đường giao thông giai đoạn 2011 - 2020.

4. Xây dựng các chương trình công nghiệp môi trường.

5. Dự án xây dựng và triển khai áp dụngiSO 140001 cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

6. Chương trình sản xuất sạch hơn.

7. Chương trình xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

8. Chương trình xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải tạo môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản.

9. Dự án xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tại các làng nghề.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; Sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), phát triển sản xuất nông phẩm an toàn (đặc biệt là chè và rau), ngăn chặn lạm dụng hoá chất trong nông nghiệp, đảm bảo sức khoẻ của nhân dân, giữ gìn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn Thái Nguyên đảm bảo hạn chế tác động do biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, kiểm soát lũ, bảo tồn ĐDSH.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Khoanh vùng các khu vực ô nhiễm do tồn lưu HCBVTV và tiến hành xử lý, khắc phục tại các khu vực tồn lưu.

- Chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, nông thôn đảm bảo thu gom xử lý triệt để, đáp ứng điều kiện vệ sinh môi trường.

- Hạn chế sử dụng các loại hoá chất BVTV trong canh tác nông nghiệp, nhất là trong trồng chè, không sử dụng các loại hoá chất có độc tính cao, có khả năng tồn dư lâu dài trong môi trường.

- Nâng cao nhận thức và kiến thức của nhân dân về sử dụng hoá chất BVTV và sản suất nông sản sạch.

- Nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 48% hiện nay lên 52% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh vào năm 2020.

- Phục hồi diện tích rừng tự nhiên ở khu vực VQG Tam Đảo, các huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương. Khôi phục và mở rộng diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ để bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo vệ nguồn thủy sinh, ngăn ngừa lũ lụt, xói mòn đất, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Xây dựng được 1 khu BTTN cấp Quốc gia và 2 - 3 khu BTTN cấp tỉnh quản lý trước năm 2020.

- Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho các loài thủy sinh, khôi phục số loài và mật độ thủy sinh, nhất là các loài các để bảo tồn ĐDSH và tăng nguồn lợi thủy sản.

1. Xây dựng Đề án bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

2. Xử lý ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu.

3. Nghiên cứu ứng dụng các mô hình xử lý tái chế chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt nông thôn tại các hộ gia đình.

4. Dự án xây dựng và lập kế hoạch hành động ĐDSH.

5. Đề án nghiên cứu thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.

6. Triển khai các dự án bảo tồn ĐDSH.

- Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước các sông, suối, hồ, đầm và nước ngầm trên địa bàn tỉnh.

- Ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm các sông, suối, hồ, đầm và nước ngầm ở tỉnh Thái Nguyên.

- Giảm thiểu ô nhiễm nước các sông Cầu, Công, các sông suối, hồ Núi Cốc và các hồ khác, đảm bảo chất lượng nước các sông, hồ đạt QCVN 08:2008/BTNMT (hoặc trong các QCVN mới) đối với nguồn loại A2.

- Đảm bảo lưu lượng, khối lượng nước sông, suối, hồ, đầm đủ cung cấp cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đối với sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi.

1. Dự án nghiên cứu, ban hành hướng dẫn khai thác, bảo vệ, phí sử dụng tài nguyên nước dưới đất, nước mặt.

2. Dự án nghiên cứu quy hoạch phân bổ và BVMT tài nguyên nước dưới đất.

3. Dự án nghiên cứu quy hoạch phân bổ và BVMT tài nguyên nước mặt.

4. Dự án điều tra, đánh giá tình trạng sụt lún đất, mất nước trên địa bàn tỉnh.

1. Cải thiện và phục hồi môi trường, cải tạo dòng chảy tại những đoạn sông bị ô nhiễm.

2. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường nước lưu vực sông Cầu.

3. Khôi phục cảnh quan sinh thái dọc 2 bờ sông Cầu.

4. Củng cố đê, kè bờ sông Cầu khu vực xung yếu.

5. Dự án Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh.

- Phát hiện kịp thời các tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành/lĩnh vực, trên cơ sở đó triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Nguyên.

1. Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu 2011 - 2020.

2. Xây dựng và mở rộng mạng lưới quan trắc, dự báo thiên tai, lũ lụt.

3. Chương trình trồng rừng, bảo vệ rừng, phục hồi rừng đầu nguồn.

4. Chương trình giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng.

5. Dự án Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông Cầu gây ra.

6. Chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH

5.4.8. Chương trình 8: Nâng cao nhận thức về môi trường và tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Đưa quan điểm “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”, “bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững và là trách nhiệm của toàn xã hội, là đạo đức, văn hoá, là tiêu chí của xã hội văn minh” thấm nhuần trong mọi tầng lớp nhân dân và biến thành hành động cụ thể trong nếp sống, hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Xây dựng các phong trào vệ sinh môi trường, phòng chống ô nhiễm, BVMT trong các tổ chức quần chúng, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp.

Xây dựng ý thức và trách nhiệm của mọi người dân trong phòng ngừa ô nhiễm, ứng xử thân thiện với thiên nhiên và môi trường sống.

Mở rộng dân chủ, khuyến khích mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ tư vấn, đầu tư công nghệ đến tham gia vệ sinh môi trường và đóng góp nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng về môi trường.

1. Xây dựng chiến lược truyền thông bảo vệ môi trường 2011 – 2020.

2. Thành lập đội ngũ tuyên truyền viên BVMT đến cấp xã, phường.

3. Tăng cường nhận thức BVMT cho lãnh đạo các cấp.

Để thực hiện các chương trình và các nhiệm vụ/dự án của từng chương trình trogn kế hoạch hành động BVMT tỉnh Thái Nguyên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây về mặt tổ chức và bước đi.

(i) UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Hành động BVMT.

(ii) UBND tỉnh giao các sở, ngành chủ trì đối với từng chương trình. Các sở ngành được giao chủ trì phải phối hợp với các sở, ngành khác và TP, TX, huyện, các đơn vị liên quan xây dựng chi tiết các dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt.

(iii) Sở Tài chính, Sở KH-ĐT xem xét về mặt tài chính và các mặt liên quan về kế hoạch đầu tư của từng dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt từng dự án thuộc từng chương trình.

(iv) UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt từng dự án và giao các sở, ngành, địa phương, đơn vị triển khai.

Chi tiết về phân công nhiệm vụ chủ trì và phối hợp đối với từng chương trình trong kế hoạch hành động BVMT tỉnh Thái Nguyên được thể hiện tại phụ lục.

Từ kết quả đánh giá về thực trạng môi trường, KT- XH, dự báo các tác động môi trường do tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 có thể đưa ra một số kết luận chính dưới đây:

1. Hiện nay quy mô phát triển kinh tế ở Thái Nguyên chưa lớn, tuy nhiên do quy hoạch phát triển kinh tế chưa gắn kết với BVMT và sự quan tâm và đầu tư cho bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa đúng mức nên tài nguyên rừng, tài nguyên nước mặt, nước ngầm, đất đai đã bị suy giảm. Ô nhiễm môi trường nước các sông Cầu, sông Công và sông suối, hồ ở quy mô toàn tỉnh tuy chưa cao nhưng đã rõ rệt ở một số khu vực. Ô nhiễm không khí trong, ven các nhà máy luyện kim, xi măng, các mỏ đã ở mức cao.

2. Với tốc độ tăng trưởng về dân số, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch theo Quy hoạch Tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020, mức độ gia tăng chất thải công nghiệp có thể lên đến trên 3,5 lần, chất thải đô thị có thể lên đến trên 2 lần hiện nay. Đây sẽ là sức ép lớn đến chất lượng môi trường, sức khỏe, các hệ sinh thái tự nhiên và các ngành kinh tế của tỉnh. Xu hướng giảm diện tích rừng, đất nông nghiệp do phát triển hạ tầng giao thông, KCN, CCN, đô thị là khó tránh khỏi. Hậu quả về sinh thái và xã hội của xu hướng này sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu PTBV tỉnh Thái Nguyên.

3. Nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gắn kết tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường và tài nguyên (các tiêu chí của PTBV) cần phải phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở phương pháp luận có tính khoa học, toàn bộ diện tích tỉnh được phân thành 2 lưu vực, 8 kiểu vùng môi trường với 19 vùng môi trường, trong đó có 13 vùng thuộc lưu vực sông Cầu và 6 vùng thuộc lưu vực sông Công. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội và định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường từng vùng đã được làm rõ. Đây là cơ sở phục vụ cho quy hoạch BVMT chi tiết đối với các huyện, TP, TX trong quá trình gắn kết các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển KT - XH để đạt mục tiêu PTBV.

4. Hiện nay một số ngành, lĩnh vực quan trọng của Thái Nguyên đã có quy hoạch phát triển, tuy nhiên cơ sở hạ tầng về môi trường chưa được xem xét hoặc chỉ được xem xét sơ lược. Do vậy để đảm bảo phát triển bền vững các định hướng về quy hoạch BVMT theo chuyên ngành: quy hoạch BVMT đô thị, giao thông, công nghiệp, quy hoạch BVMT nước và phục hồi phát triển tài nguyên sinh vật cần được triển khai có hiệu quả. Các định hướng quy hoạch BVMT này cần được UBND tỉnh, TP, TX, huyện và các ngành chức năng gắn kết vào quy hoạch phát triển của địa phương, ngành, lĩnh vực để cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo về sức khỏe trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở giai đoạn 2010 - 2020.

5. Trên cơ sở quy hoạch BVMT tổng thể này các TP, TX, huyện và các Sở, ngành trong tỉnh cần nghiên cứu lập quy hoạch BVMT chi tiết cho địa phương, ngành, lĩnh vực.

6. Các định hướng quy hoạch các KCN, KCN - đô thị nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và tác động xấu đến môi trường và xã hội cần được triển khai trong quá trình xây dựng và hoạt động các cơ sở này.

7. Để công tác BVMT, KSÔN và bảo tồn ĐDSH ngày càng có hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, TP, TX, huyện tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch Hành động BVMT (bao gồm bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KSÔN, bảo tồn, phát triển ĐDSH, nâng cao năng lực và kiến thức về BVMT) với 08 chương trình. Dựa theo chức năng, nhiệm vụ, của mình các sở, ngành, UBND các TP, TX, huyện, lập các dự án, đề án khả thi nhằm triển khai Kế hoạch hành động BVMT này. Các dự án, đề án này sẽ được UBND tỉnh xem xét phê duyệt và được đảm bảo về nhân lực và tài chính. Nếu được tổ chức triển khai tốt các chương trình này sẽ mang đến hiệu quả thiết thực trong bảo vệ tài nguyên, cải thiện môi trường, góp phần quan trọng để xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của vùng theo định hướng PTBV./.