Hoa Kỳ luôn là lựa chọn hàng đầu của các du học sinh trên toàn thế giới. Đến với đất nước cờ hoa, các bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm hệ thống giáo dục đẳng cấp, môi trường đa văn hoá. Tuy nhiên, để có thể chắc chắn dành suất học tập tại đất nước này, bạn cần phải dành thời gian và công sức để chuẩn bị chi tiết một hồ sơ du học đầy đủ. Trong bài viết này, hãy cùng StudyLink tìm hiểu về cách làm hồ sơ du học Mỹ nhé!
Lựa chọn chương trình và tìm hiểu thông tin về trường
Khi quyết định du học Mỹ, bạn phải xác định trường học, ngành học, khu vực sinh sống tại Mỹ và chi phí trang trải trong suốt quá trình học tập tại Mỹ của bạn.
Bạn cũng có thể tự tìm hiểu các trường đại học ở Mỹ phù hợp thông qua bảng xếp hạng các trường đại học. Một số hệ thống xếp hạng chính xác và phổ biến nhất như: U.S. News & World Report's Best Colleges , Top Universities For International Students,...
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ du học Mỹ, bạn hãy theo dõi thời gian và bắt đầu nộp hồ sơ cho trường. Hầu hết các trường ở Mỹ đều cung cấp cho du học sinh lựa chọn nộp đơn trực tiếp trên trang web của trường.
Phí đăng ký vào đại học thường dao động từ 75-100 USD, tùy thuộc vào trường đại học.
Sau khi có đủ hồ sơ du học Mỹ, bạn bắt đầu nộp và chờ thư mời nhập học (I-20) từ trường học.
Sau khi có thư mời nhập học (I-20) trong tay, bạn có thể bắt đầu nộp đơn xin visa du học và sẵn sàng cho chuyến phiêu lưu của mình tại Hoa Kỳ.
Các cột mốc deadlines quan trọng để nộp hồ sơ du học Mỹ:
Kỳ tuyển sinh Regular Decision - kỳ tuyển sinh phổ biến nhất sẽ mở đơn từ ngày 1/1 đến 1/2.
Kỳ tuyển sinh Early Decision sẽ mở đơn từ ngày 1/11 đến 11/11.
Kỳ tuyển sinh Rolling Admission sẽ tùy thuộc vào quyết định của các trường đại học.
Khi bạn nhận được thư trúng tuyển, bạn có thể dành thời gian xin tài trợ và học bổng. Tham khảo tại: Học bổng du học Mỹ
Làm thế nào để hồ sơ du học Mỹ của bạn thật nổi bật?
Bạn có thể nêu bật điểm mạnh của mình trong bài luận cá nhân và thư giới thiệu. Điều này giúp hồ sơ của bạn thể hiện được tính độc đáo của riêng bạn và gây ấn tượng mạnh mẽ.
Thành tích học thuật và hoạt động ngoại khoá
Một trong những yếu tố mà trường học tại Mỹ quan tâm là trách nhiệm xã hội của học sinh. Vì vậy, bạn cần tham gia và thể hiện các thành tích trong học thuật và hoạt động ngoại khoá thông qua các giải thưởng, dự án nghiên cứu, hoạt động xã hội và tham gia cộng đồng,...
Viết một bài luận sáng tạo và sâu sắc
Bài luận là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và mục tiêu du học của mình. Do đó, một bài luận sáng tạo, cá nhân và sâu sắc, đặc biệt là nêu bật những trải nghiệm, giá trị và ảnh hưởng của bạn sẽ giúp hồ sơ du học Mỹ của bạn nổi bật.
Xem thêm: Khám phá mô hình giáo dục của Mỹ
Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn trong việc tự làm hồ sơ du học Mỹ, StudyLink có thể giúp bạn. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học và định cư, StudyLink sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc chọn trường, nộp hồ sơ, xin thư mời nhập học, săn học bổng và cung cấp thông tin về các trường đại học hàng đầu tại Mỹ.
Tư vấn Du học – Định cư: 0911 71 44 88
Một bộ hồ sơ du học của các học sinh, sinh viên bao gồm 2 phần: phần cứng (gồm học lực, điểm SAT, giải thưởng…) và phần mềm (các kỹ năng, hồ sơ tài chính, hoạt động ngoại khóa…). Để tự làm hồ sơ du học Mỹ cần rất nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây, IDP sẽ chỉ bạn 7 mẹo để xây dựng được một bộ hồ sơ du học ấn tượng và nổi bật.
1 - Tham dự các hội thảo du học
Hàng năm, có rất nhiều buổi hội thảo du học được tổ chức theo tháng, theo quý, theo năm nhằm hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên trong việc tự làm hồ sơ du học. Tại đây, các bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe những thay đổi về hình thức, yêu cầu hay những điều kiện cần có để du học, để xin visa du học…, được gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường và có được những thông tin chính xác, cập nhật mới nhất về tiến trình du học tại Mỹ.
2 - Nói chuyện với các anh chị đi trước
Những người đi trước là người có kinh nghiệm ở lĩnh vực bạn đang tìm hiểu, đặc biệt là các anh chị đến cùng trường, cùng thành phố, cùng xuất thân… Họ đã trải qua những điều kiện sinh sống và học tập giống như bạn, vì thế, bạn hãy trò chuyện, tham khảo và xin sự tư vấn từ họ để biết thêm về các địa điểm học ngoại ngữ hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như những kinh nghiệm làm đẹp hồ sơ để tăng cơ hội trúng tuyển.
Nói chuyện với anh chị đi trước để có thêm kinh nghiệm làm đẹp hồ sơ du học
Bạn nên cố gắng cải thiện điểm số càng cao càng tốt vì đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hồ sơ và năng lực học tập của bạn. Điều này sẽ là một lợi thế lớn giúp bạn có cơ hội giành được suất học bổng tại ngôi trường mà bạn mơ ước.
4 - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa
Bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài trường lớp như: tình nguyện, thể thao, dịch thuật… để thể hiện được sự hoạt bát, năng động và những kỹ năng mềm của bạn trên mọi lĩnh vực tham gia, từ đó tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà trường.
5 - Chăm chỉ luyện đề SAT để nâng cao kỹ năng
Việc chủ động, chăm chỉ luyện đề mỗi ngày giúp bạn làm quen dần với cấu trúc đề, nâng cao khả năng, độ chính xác khi làm bài, từ đó giúp cải thiện điểm số của mình. Một yếu tố quan trọng trong khi làm đề SAT chính là áp lực thời gian, vì thế, làm lại nhiều lần các đề thi giúp bạn giải tỏa áp lực và tập trung hơn vào bài thi.
Chăm chỉ luyện đề mỗi ngày giúp bạn nâng cao điểm số và giải tỏa áp lực
6 - Chọn người hiểu mình để viết thư giới thiệu
Bất kể ai cũng có thể viết thư giới thiệu: giáo viên, người thân trong gia đình, bạn bè…, họ phải là những người đã tiếp xúc với bạn trong một khoảng thời gian đủ dài và hiểu rõ về con người cũng như cách làm việc của bạn.
7 - Đến các trung tâm tư vấn du học để tìm hiểu
Bên cạnh việc tham dự các hội thảo tư vấn du học, các bạn học sinh, sinh viên cũng có thể thể đến các trung tâm tư vấn để được tư vấn cụ thể về các trường phù hợp với năng lực và kỳ vọng của bản thân. Có rất nhiều trường mà bạn có thể nộp đơn trực tiếp nhưng cũng có một vài trường liên kết với các trung tâm tư vấn du học và bạn sẽ phải nộp đơn qua trung tâm để xin học bổng du học tại trường. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ để có được đầy đủ thông tin cần thiết và ra quyết định.
Hãy lựa chọn trung tâm tư vấn uy tín để việc du học của bạn trở nên dễ dàng hơn
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về việc tự làm hồ sơ du học Mỹ và hướng dẫn cho bạn quy trình, cách thức để thực hiện. Nếu bạn vẫn còn bất kì câu hỏi nào khác, hay chưa thực sự chắc chắn có thể tự làm hồ sơ du học Mỹ cho mình, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học của IDP Education để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
4 loại hồ sơ du học Mỹ du học sinh phải chuẩn bị
Hướng dẫn chi tiết cách làm hồ sơ du học chuẩn nhất cùng IDP
Áp dụng đối với ứng viên tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên mong muốn được học nghề và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề tại Đức.
Nhật Vinh ETS cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hỗ trợ bạn hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký học nghề tại Đức và hồ sơ xin Visa Đức.
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Theo điều 16a Luật Cư trú Đức người nước ngoài có thể được cấp giấy phép cư trú cho mục đích học nghề và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề.
Danh sách hồ sơ du học nghề Đức
Cần scan màu tất cả bản gốc và gửi cho công ty để hỗ trợ dịch thuật và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
1. Tờ khai xin cấp thị thực quốc gia
Ảnh cỡ 45 mm x 35mm phải thể hiện rõ các nét mặt từ cằm cho đến đỉnh đầu cũng như toàn bộ khuôn mặt. Chiều cao khuôn mặt phải chiếm 70- 80% ảnh, tương đương với kích thước 32- 36 mm từ cằm đến đỉnh đầu, không tính phần tóc.
Do khó xác định được vị trí đỉnh đầu nên ảnh hộ chiếu chỉ bị từ chối khi chiều cao khuôn mặt nhỏ hơn 27 mm hoặc lớn hơn 40 mm. Đối với người nhiều tóc, cần chú ý chụp toàn bộ phần đầu (bao gồm cả tóc) nhưng không làm nhỏ kích thước khuôn mặt. Khuôn mặt phải nằm chính giữa ảnh.
Bạn có thể tự chụp ảnh theo hướng dẫn này để công ty hoàn thiện hồ sơ gửi sang Đức xin hợp đồng.
Khi nộp hồ sơ xin Visa, bạn chụp ảnh mới, in từ 4 kiểu, lưu lại file ảnh để sử dụng thêm khi sang Đức.
Bạn scan màu trang thông tin cá nhân có ảnh + nơi cấp hộ chiếu (trang 3 và 4 dồn = 1 trang) và các trang liên quan (nếu có) như Visa các nước đã được cấp + dấu xuất nhập cảnh.
4. Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục
(Xem: hướng dẫn viết Sơ yếu lý lịch/ CV)
Bài viết cần phải cung cấp thông tin, tại sao bạn muốn học nghề đã chọn. Đề nghị Bạn cũng cho biết, việc học nghề này phù hợp với quá trình đào tạo và nghề nghiệp từ trước đến nay của mình như thế nào.
(Xem: Hướng dẫn viết thư động lực xin học và xin Visa)
6.1. Bằng chứng về quá trình đào tạo
Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin theo nội dung CV đã viết
a. Bằng tốt nghiệp phổ thông và học bạ THPT (bắt buộc)
b. Bằng cấp khác và bảng điểm liên quan khác (nếu có)
6.2. Bằng chứng về quá trình làm việc
Bạn có thể phải cung cấp thông tin theo nội dung CV đã viết, ví dụ:
b. Xác nhận quá trình thực tập hoặc làm việc
c. Sao kê tài khoản trả lương của bạn
7. Bằng chứng về khóa học nghề của bạn
Chúng tôi sẽ hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ từ đối tác bên Đức những hồ sơ sau:
b. Bằng chứng xác nhận đăng ký chỗ học tại trường dạy nghề
c. Tuyên bố về quan hệ lao động- do người sử dụng lao động ký tên.
8. Chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian học nghề
Phải đảm bảo có ít nhất 927 Euro một tháng (số tiền có thể thay đổi theo quy định của văn phòng thị thực Đức) - Chưa bao gồm học phí học tiếng, học nghề (nếu có).
Trong thủ tục thị thực, mức lương ghi trong hợp đồng đào tạo thực hành sẽ được xét đến trước tiên để đánh giá khả năng đảm bảo chi phí sinh hoạt.
Nếu được bên thứ ba chu cấp chỗ ở thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt tương ứng số tiền thuê chỗ ở.
Nếu được bên thứ ba chu cấp ăn uống thì mức tiền định hướng có thể giảm bớt cố định 150 Euro.
Nếu số tiền còn thiếu, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thủ tục mở tài khoản phong toả để đảm bảo theo yêu cầu của văn phòng Visa.
9. Chứng minh trình độ tiếng Đức, ít nhất đạt trình độ bậc B1
(hoặc bậc A2 với một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi học nghề, xem mục 11)
Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Cũng xin lưu ý rằng nếu bài thi chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì Bạn phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.
10. Chứng nhận có đủ bảo hiểm y tế để nhập cảnh
Thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh mong muốn.
Trường hợp học một khóa tiếng Đức tại Đức trước khi học nghề (mục 11) phải có chứng nhận bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời gian khóa học tiếng.
Công ty sẽ hỗ trợ hướng dẫn đăng ký mua bảo hiểm.
11. Trường hợp đặt biệt: học một khóa tiếng Đức trước khi học nghề
Điều kiện: có trình độ tiếng Đức tối thiểu bậc A2.
Phải nộp những xác nhận sau đây:
a. Thông tin về khóa học tiếng Đức định sang học: Thời gian học, số giờ học và nếu có thể cả nội dung học, học phí, địa điểm học.
b. Chứng minh đã trả tiền học phí.
c. Phải chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt cho thời gian học tiếng với mức ít nhất 934 Euro một tháng (nếu không có việc làm thêm) hoặc 771 Euro một tháng (nếu có việc làm 10 giờ/tuần với thu nhập tối thiểu).
a. Chúng tôi cập nhật thông tin hướng dẫn hồ sơ nêu trên theo hướng dẫn của Văn phòng thị thực đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Thông tin có thể thay đổi tại từng thời điểm và Văn phòng thị thực có quyền yêu cầu bạn trình thêm các giấy tờ khác nếu cần thiết.
b. Nhật Vinh ETS cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hỗ trợ bạn hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký học nghề tại Đức và hồ sơ xin Visa Đức.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng đăng ký tại đây hoặc đăng ký qua mã QR code dưới đây: