- Ngày 06/03/2024 16:30 PM (GMT+7)
Dạy trẻ biết tôn trọng thức ăn
Lãng phí thức ăn chính là vấn đề đáng quan ngại hiện nay. Nó không chỉ là sự lãng phí món ăn mà còn dạy trẻ tôn trọng thức ăn, điều này sẽ giúp bé biết tôn trọng giá trị và công sức của người đã làm ra đồ ăn. Chìa khoá để giúp trẻ tránh lãng phí thực phẩm chính là hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, vui vẻ và đơn giản cho trẻ. Để đạt được điều đó, ba mẹ hãy tham khảo những cách sau đây:
- Dạy trẻ biết về nguồn gốc của thức ăn.
- Điều chỉnh tính kén ăn của bé.
- Trình bày món ăn đẹp mắt nhằm kích thích cảm hứng ăn uống cho bé.
- Cùng bé vào bếp để bé hiểu được để làm ra một món ăn vất vả như thế nào.
Tư duy phản biện chính là kỹ năng quan trọng giúp trẻ chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Phân tích và đánh giá vấn đề một cách kỹ càng hơn. Từ đó, trẻ có thể dễ dàng suy nghĩ và tìm ra những lập luận phản bác vấn đề nhằm xác định lại tính chính xác của thông tin. Kỹ năng này sẽ giúp trẻ làm chủ quan điểm và kiến thức của bản thân. Để rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, ba mẹ hãy áp dụng những gợi ý sau:
Cho trẻ hiểu rằng phản biện không phải là cho phép trẻ được cãi lại người lớn, luôn bướng bỉnh bảo vệ ý kiến của bản thân và cố chấp tranh cãi để trở thành người chiến thắng. Ba mẹ hãy dạy bé cách đưa ra lập luận phản biện logic, rõ ràng nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ vấn đề, giúp khẳng định tính chính xác của thông tin.
- Khuyến khích bé suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau.
- Khuyến khích trẻ phản biện và thuyết phục ba mẹ.
- Dạy cho bé cách phân tích vấn đề theo từng bước cụ thể.
- Thường xuyên đặt câu hỏi cho bé như “Con nghĩ việc gì sẽ xảy ra?” hay “Con có nghĩ như vậy không?
Tư duy phản biện chính là kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho trẻ
Dạy bé biết giúp đỡ và tôn trọng người khác
Dạy trẻ kỹ năng giúp đỡ và tôn trọng người khác chính là việc làm cần thiết nhằm giúp bé dễ dàng hòa nhập vào môi trường sống mới. Tôn trọng và giúp đỡ người khác là thói quen văn minh và là hành động có giá trị nhân văn nhất mà trẻ cần có để trở thành công dân toàn cầu. Tôn trọng sẽ bao gồm từ sự lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu. Bên cạnh việc tôn trọng người khác, ba mẹ cần dạy trẻ cách tôn trọng chính mình để tự tin hơn trong cuộc sống. Để dạy bé biết giúp đỡ và tôn trọng, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Trở thành tấm gương để các bé học theo. Đặc biệt, ba mẹ cần tôn trọng bé.
- Khen ngợi mỗi khi trẻ biết giúp đỡ và tôn trọng mọi người.
- Nhắc nhở, xử phạt bé nếu bé có hành vi thiếu tôn trọng với người khác.
- Dạy bé luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
- Khuyến khích bé xác định nguyên nhân sự việc để đưa ra cách cư xử phù hợp.
- Giáo dục cho trẻ về lòng nhân ái và tình yêu thương.
- Dạy trẻ thể hiện tình thương thông qua hành động cụ thể.
Lúc trẻ còn nhỏ, dường như mọi hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của con đều được ba mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, khi bé dần lớn, ba mẹ không nên quá bao bọc mà cần tạo cơ hội để trẻ được chủ động tự học và tự làm những hoạt động cá nhân. Bởi ba mẹ không thể ở bên cạnh bé 24/24 nên việc tạo tính tự lập từ sớm sẽ thúc đẩy bản tính sinh tồn cho trẻ. Không chỉ giúp ba mẹ có thêm nhiều thời gian cho bản thân, việc trẻ tự lập còn là cách để kích thích sự hứng thú trong ăn uống, học tập, cũng như hình thành cho trẻ thói quen chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình. Cụ thể, ba mẹ cần thực hiện những gợi ý sau để bé dần trở nên tự lập hơn:
- Để trẻ tự mặc quần áo hằng ngày.
- Cho trẻ tự múc ăn, tự uống nước.
- Khuyến khích trẻ tự đi vệ sinh.
- Dạy trẻ làm việc nhà: quét nhà, lau nhà, rửa chén bát của trẻ, dọn dẹp đồ chơi,...
- Để bé tập kết bạn mà không cần ba mẹ làm cầu nối.
- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động thể thao, nghệ thuật.
Tăng khả năng nhận thức cho trẻ
Bên cạnh việc giúp trẻ phát triển thể chất thì mục đích quan trọng nhất của công tác rèn luyện những kỹ năng sống cho trẻ chính là nâng cao khả năng nhận thức của các em. Theo đó, nhờ các kiến thức được dạy về kỹ năng sống mà trẻ sẽ được học cách nhận biết đúng sai, biết cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, cũng như mạnh dạn đưa ra suy nghĩ cá nhân và tôn trọng ý kiến của mọi người. Khi khả năng nhận thức được nâng cao, trẻ sẽ được truyền cảm hứng khám phá thế giới, tìm tòi, xây dựng tình yêu thương đối với gia đình, bạn bè, thiên nhiên, thế giới xung quanh.
Dạy trẻ kỹ năng từ chối khéo léo
Từ chối là kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ ngay từ sớm. Bởi không chỉ giúp các bé tránh được những tình huống dụ dỗ nguy hiểm mà kỹ năng từ chối còn mang đến nhiều lợi ích cho trẻ trong cuộc sống và công việc sau này. Để dạy trẻ cách từ chối một cách khéo léo, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp như sau:
- Dạy bé những trường hợp cần sử dụng câu từ chối.
- Dù từ chối nhưng phải nói lời cảm ơn trước đó.
- Không được đánh giá, nhận xét về món quà muốn từ chối.
- Cần nói lời từ chối dứt khoát.
- Giúp trẻ thực hành việc từ chối.
Lợi ích của việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ chính là việc làm cần thiết nhằm giúp các bé thích nghi tốt với môi trường xung quanh, tự tin hơn giữa đám đông, đồng thời trở thành người hòa đồng, thân thiện. Cụ thể, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần lẫn nhận thức.
Dạy bé lòng trắc ẩn, yêu thương vạn vật
Lòng nhân ái chính là cốt lõi của nhân cách, là nền tảng tạo nên phẩm chất cao quý của một người. Theo các nhà tâm lý học, trẻ em khi được dạy cách đối xử tốt với động vật, cây cối thì khi bắt đầu đi học và trong quá trình trưởng thành bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn, biết yêu thương và thấu cảm cho những người yếu thế. Ba mẹ có thể vun đắp những dấu hiệu ban đầu về lòng trắc ẩn và tình yêu thương bằng những cách như sau:
- Không được phân biệt đối xử với bất cứ ai.
- Khuyến khích trẻ làm những việc tử tế không vụ lợi.
- Luôn thể hiện hành động yêu thương với trẻ.
- Cho trẻ thực hiện nhiều chuyến từ thiện (trong ngày sinh nhật của trẻ có thể cùng bé đi từ thiện để trẻ hiểu được niềm hạnh phúc nhân ngày đặc biệt là cho đi).
- Cùng trẻ cho thú ăn và tưới nước, tỉa lá cho cây.
Cho trẻ tiếp xúc với động vật để khơi gợi tình yêu thương
Kỹ năng tự sơ cứu vết thương
Tự sơ cứu những vết thương đơn giản là kỹ năng sống cơ bản mà ba mẹ cần dạy cho các bé. Bởi không phải lúc nào ba mẹ cũng ở cạnh bên trẻ, nên việc nắm rõ các kỹ năng tự sơ cứu sẽ giúp bé bình tĩnh xử lý vết thương, từ đó giúp bé tự bảo vệ bản thân cũng như chủ động tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống. Theo đó, ba mẹ có thể rèn luyện cho bé kỹ năng tự sơ cứu vết thương bằng cách:
- Dạy trẻ tự trấn an bản thân và bình tĩnh tìm dụng cụ sơ cứu.
- Dạy trẻ cách kiểm soát chảy máu.
- Dạy bé cách xử lý khi bị bỏng.
Ngoài ra, ba mẹ cần dạy trẻ cần làm gì trong những trường hợp khẩn cấp: gọi điện thoại, mô tả vị trí, tìm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh,...