Dự Bị Đại Học Hà Lan

Dự Bị Đại Học Hà Lan

Với phương châm uy tín, chất lượng, đáng tin cậy, chúng tôi giúp các bạn sinh viên đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng tòa thành tương lai phía trước.

III. Các chương trình học dự bị Đại học Đức

Trước khi quyết định tham gia chương trình dự bị đại học tại Đức, sinh viên quốc tế cần hiểu rõ các khối ngành dự bị phù hợp với mục tiêu học tập và chuyên ngành tương lai của mình.

Chương trình dự bị đại học được chia thành các khối ngành khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực học tập mà sinh viên lựa chọn. Mỗi khối ngành sẽ tập trung vào các môn học cơ bản và chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của các trường đại học tương ứng. Điều này giúp sinh viên có một nền tảng vững chắc và khả năng tiếp thu kiến thức trong môi trường học tập đại học tại Đức.

Điều kiện học dự bị đại học tại Đức

Để được tham gia chương trình học dự bị đại học tại Đức, sinh viên cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tốt nghiệp cấp 3 hoặc đang theo học đại học:

Sinh viên cần có Zulassung, tức là thư mời nhập học từ một Studienkolleg. Thư mời này cho thấy bạn đã đáp ứng các yêu cầu sơ bộ của trường và được phép tham gia kỳ thi đầu vào. Zulassung cũng là một trong những tài liệu cần thiết để xin visa du học Đức.

Đỗ kỳ thi đầu vào (Aufnahmetest):

Ngoài ra, sinh viên cũng cần đạt trình độ tiếng Đức B1 hoặc B2 trước khi đăng ký học dự bị đại học, vì hầu hết các chương trình học tại Studienkolleg được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Đức.

Tại sao nên học dự bị đại học Đức?

Chính phủ Đức tổ chức chương trình Studienkolleg với mục tiêu giúp sinh viên quốc tế làm quen với việc học tập chuyên môn bằng tiếng Đức. Đây là bước chuẩn bị vô cùng cần thiết để sinh viên có thể tự tin học tập tại các trường đại học Đức. Chương trình này cũng giúp chuẩn hóa kiến thức cốt lõi của các môn học cơ bản, nhằm giảm thiểu sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Đức và các nước khác.

Đối với du học sinh Việt Nam, việc tham gia Studienkolleg mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

So sánh với việc vào thẳng đại học Đức, con đường vào Đại học Đức thông qua Studienkolleg sẽ ngắn hơn nhiều so với vào thẳng Đại học Đức.

Tổng thời gian để vào Đại học Đức theo đường vào thẳng Đại học cần ít nhất 2 năm:

Lộ trình này khó khả thi bởi phải vừa học chương trình cử nhân, vừa học tiếng Đức.

Do đó, thời gian để vào thẳng Đại học Đức cần ít nhất 3 năm:

Các khối ngành dự bị đại học dành cho Đại học khoa học ứng dụng – Fachhochschule (FH)

Fachhochschule (FH) là các trường đại học khoa học ứng dụng, tập trung vào việc đào tạo sinh viên với kỹ năng thực hành và ứng dụng cao trong các lĩnh vực cụ thể. Chương trình học tại Fachhochschule kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, hướng đến việc chuẩn bị cho sinh viên bước vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Các môn học và môn thi trong Studienkolleg là:

Bên cạnh các môn học trên, thường có thêm những môn học khác, liên quan đến Ngành học.

I. Tổng quan về dự bị đại học Đức

Hiện nay, du học tại Đức thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh và phụ huynh, đặc biệt là chương trình dự bị đại học Studienkolleg (STK). Studienkolleg là các trường dự bị đại học dành riêng cho sinh viên nước ngoài, với mục tiêu chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để học tập thành công tại các trường đại học Đức.

Chương trình dự bị đại học Studienkolleg kéo dài trong 2 học kỳ, tương đương 1 năm. Trong khóa học này, sinh viên quốc tế không chỉ được giảng dạy tiếng Đức mà còn được định hướng chọn ngành học phù hợp với bản thân tại các trường đại học Đức. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên phải vượt qua kỳ thi sát hạch (Feststellungsprüfung – FSP) để đủ điều kiện vào học chính thức tại các trường đại học Đức.

II. Lộ trình học dự bị đại học Đức

Để có thể tham gia chương trình học dự bị đại học tại Đức. Bạn sẽ phải trải qua 2 giai đoạn chính: Giai đoạn tại Việt Nam (Làm hồ sơ, học tiếng, xin Zulassung…) và giai đoạn ở Đức (Thi đầu vào, tham gia chương trình học, thi FSP …)

1. Học tiếng Đức và thi chứng chỉ tiếng Đức

2. Xin Zulassung (Thư mời nhập học)

Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn cần nộp đơn xin Zulassung từ một Studienkolleg. Zulassung là điều kiện cần để tham gia kỳ thi đầu vào (Aufnahmetest).

3. Chuẩn bị hồ sơ Visa du học Đức

Sau khi nhận được Zulassung, bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Đức. Quá trình này bao gồm việc chứng minh tài chính, giấy tờ cá nhân và thư mời từ Studienkolleg.

4. Thi Aufnahmetest (Thi đầu vào)

5. Tham gia chương trình học dự bị

Studienkolleg cung cấp nhiều khóa học (Kurs) khác nhau dựa trên ngành học bạn dự định theo đuổi tại đại học. Ví dụ:

Sau khi hoàn thành 1 năm học, sinh viên sẽ tham gia kỳ thi FSP. Kỳ thi này kiểm tra khả năng học tập và kiến thức chuyên ngành mà bạn đã học tại Studienkolleg. Kết quả của kỳ thi FSP là điều kiện bắt buộc để được xét tuyển vào đại học Đức. Bạn có thể thi tối đa 2 lần, và nếu trượt cả 2 lần, bạn sẽ phải quay về nước.

Nếu vượt qua kỳ thi FSP, bạn sẽ nhận được chứng chỉ FSP. Chứng chỉ này có giá trị tương đương với bằng Abitur (tốt nghiệp THPT).

Đối tượng cần học dự bị đại học Đức

Học sinh vừa hoàn thành chương trình THPT tại Việt Nam: Hệ thống giáo dục Đức không công nhận bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam là đủ điều kiện để vào thẳng đại học, do đó, các bạn học sinh này bắt buộc phải học chương trình dự bị đại học tại Đức để lấy chứng nhận FSP tương đương bằng Abitur, sau đó mới có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học.

Sinh viên đang học Đại học tại Việt Nam dưới 4 kỳ: Những bạn sinh viên đã học đại học tại Việt Nam nhưng chưa hoàn thành 4 kỳ (2 năm) cũng cần tham gia lớp dự bị đại học khi du học tại Đức.

Sinh viên đang học Đại học tại Việt Nam hơn 4 kỳ: Những sinh viên đã học hơn 4 kỳ tại đại học ở Việt Nam và mong muốn chuyển ngành hoặc học ngành khác tại Đức cũng cần tham gia khóa dự bị đại học để đủ điều kiện học tiếp.

Các khối ngành dự bị đại học dành cho Universität và Technische Universität

Universität và Technische Universität là những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Đức, nơi cung cấp các chương trình học tập chuyên sâu và lý thuyết. Để chuẩn bị cho việc học tại các trường này, sinh viên quốc tế cần tham gia các khóa dự bị đại học tại Studienkolleg. Các khóa học tại đây được thiết kế theo khối ngành cụ thể, tùy thuộc vào lĩnh vực mà sinh viên dự định theo đuổi sau khi hoàn thành chương trình dự bị.

Sau 2 học kỳ học tại Dự bị đại học, sinh viên tham dự kỳ thi tốt nghiệp Feststellungsprüfung. Kỳ thi bao gồm phần Lý thuyết và phần Vấn đáp.

Đối với tất cả các tân Sinh viên, môn Đức ngữ là môn thi bắt buộc. Học viên có Chứng chỉ “Zentrale Oberstufenprüfung” (ZOP), “Kleines Deutsches Sprachdiplom” (KDS), “Großes Deutsches Sprachdiplom” (GDS) của Viện Goethe, bằng “TestDaF-4” hay đã đậu kỳ thi “Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang ausländischer Studienbewerber” (DSH-2) thì được miễn thi môn Đức ngữ.

Các môn thi Lý thuyết bao gồm môn Đức ngữ và hai môn trọng tâm khác.

Các môn thi Vấn đáp có thể bao gồm tất cả các môn trọng tâm đã được học. Tùy theo quy định của từng Tiểu bang, kỳ Feststellungsprüfung có thể được tiến hành khác nhau.

Học dự bị đại học ở Đức là học những gì?

Nội dung học tập tại Studienkolleg (STK) có thể hiểu đơn giản là dạy lại chương trình lớp 12 của học sinh Đức, trước khi họ tham gia kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông (Abitur). Nếu so sánh với chương trình lớp 12 tại Việt Nam, các môn học ở STK có mức độ tương đương về độ khó, nhưng có sự khác biệt trong một số kiến thức.

Ví dụ: Môn Hóa học và Vật lý trong STK có phần dễ hơn so với cấp 3 tại Việt Nam, nhưng môn Toán học lại bao gồm các kiến thức về ma trận, đồng thời giảm bớt phần tích phân nâng cao (điển hình cho khóa học T-Kurs).

Chương trình dự bị đại học tại Đức thông thường kéo dài trong 1 năm, chia làm 2 học kỳ. Tuy nhiên, bạn sẽ có tối đa 2 năm kể từ ngày nhận visa để hoàn thành chương trình học này.

Khi kết thúc chương trình học 2 học kỳ, bạn cần phải vượt qua kỳ thi đầu ra FSP (Feststellungsprüfung). Đây là điều kiện cần để bạn có thể đăng ký vào các trường đại học tại Đức.