Trong tháng 4/2014, riêng tại đầu cầu Tp. Hồ Chí Minh Vietravel đã đưa 1.069 lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản, đây là con số kỷ lục từ trước đến nay tại Việt Nam, vượt trên cả lượng khách đến Campuchia – thị trường vốn hút khách thứ 2 chỉ sau Thái Lan trong cùng kỳ năm 2013.
Độ tuổi du học Nhật Bản lấy đến bao nhiêu? Giới hạn tuổi đi Nhật
Độ tuổi du học Nhật Bản là bao nhiêu? Du học Nhật Bản lấy đến bao nhiêu tuổi? Hiện nay, Nhật Bản là điểm đến phát triển sự nghiệp học tập yêu thích của rất nhiều bạn trẻ.
Tuy nhiên, tuổi trẻ không phải là dài vô tận. Vì vậy, những câu hỏi như Du học Nhật Bản lấy đến bao nhiêu tuổi? Độ tuổi du học Nhật Bản phù hợp là bao nhiêu? Trên 30 tuổi có đi du học Nhật được không?… được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.
Vậy sau đây hãy cùng Du học ALoha tìm hiểu về độ tuổi du học Nhật Bản thích hợp nhé!
Độ tuổi du học Nhật Bản phù hợp nhất là từ 12 – 30 tuổi. Điều này có nghĩa là các bạn chỉ cần tốt nghiệp tiểu học, bắt đầu học THCS là có thể tới đất nước Nhật Bản học tập.
Luật của Nhật không có quy định chuẩn nào về độ tuổi đi du học Nhật. Điều kiện về độ tuổi du học Nhật là do các trường Nhật đưa ra. Cùng với đó là sứ quán Nhật cũng như Cục nhập cảnh Nhật Bản xem xét chặt các hồ sơ có độ tuổi không phù hợp để nhập cảnh vào Nhật học tập.
Về cơ bản thì độ tuổi vừa tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp Đại học (18 – 24 tuổi) đi du học Nhật có tỷ lệ đậu cao nhất. Độ tuổi dưới 18 phù hợp cho chương trình du học THPT tại Nhật và sau 30 tuổi là độ tuổi có thể du học nhưng hạn chế về chương trình tham gia.
Độ tuổi đi du học Nhật từ 18 – 24 tuổi
Đây được xem là độ tuổi du học Nhật Bản lý tưởng nhất với nhiều lợi ích như: có thể lựa chọn nhiều chương trình, học bổng, hồ sơ được ưu tiên, năng động dễ tiếp thu văn hóa và ngôn ngữ,…
Với độ tuổi 18-24, các em có đa dạng hình thức du học có thể tham gia tại trường Tiếng, hoặc bậc Cao Đẳng (chuyên môn), Đại Học và nhiều học bổng du học.
Hầu hết các trường trung cấp, cao đẳng và đại học tại Nhật Bản đều đồng ý nhận du học sinh trong độ tuổi này.
Nếu các em đang ở độ tuổi này có mong muốn du học Nhật, có thể tham khảo bài viết này: Top 8 chương trình dành cho học sinh cấp 3 trở lên
Các mốc độ tuổi du học Nhật Bản
Một số giới hạn tuổi trong chương trình du học Nhật Bản bạn nên biết như:
Nếu các em là học sinh đã tốt nghiệp THCS, các em có thể tham gia du học cấp trung học phổ thông tại Nhật (chương trình học 3 năm giống như cấp THPT tại Việt Nam).
Trường hợp này thì sẽ không xin visa diện du học như thông thường mà sẽ xin visa theo diện gia đình, có người thân tại Nhật bảo lãnh.
Sau 30 tuổi có nên đi du học Nhật
Bạn vẫn có thể đi du học Nhật Bản trong độ tuổi này. Mặc dù các trường Nhật Bản e ngại rằng với độ tuổi khá lớn như vậy, khả năng tham gia du học theo diện vừa học vừa làm sẽ thiếu động lực học.
Vấn đề lớn nhất đối với các học sinh lớn tuổi là khoảng cách giữa thời điểm bạn tốt nghiệp và thời gian bạn nộp đơn du học. Nếu khoảng cách đó hơn 5 năm, thì cơ quan nhập cư Nhật Bản sẽ hỏi thêm thông tin về mong muốn du học Nhật Bản của bạn. Điều này thường chỉ có nghĩa là bạn sẽ cần phải viết một lá thư nêu rõ lý do tại sao bạn muốn học tiếng Nhật và gửi bản cứng của các tài liệu cụ thể, thay vì bản sao kỹ thuật số. Vì vậy để đậu được visa cần phải đưa ra được lý do và bản kế hoạch học tập, làm việc thật thuyết phục.
Ngoài ra, việc đăng ký du học Nhật Bản khi bạn trên 30 tuổi cũng không quá khác biệt so với các độ tuổi khác. Các yêu cầu khắt khe hơn một chút nhưng sẽ không khiến bất kỳ ai bị loại bỏ khỏi ước mơ du học Nhật, nếu đó là điều họ muốn và khao khát theo đuổi.
Nếu bạn còn cảm thấy khó khăn trong việc du học Nhật Bản ở tuổi 30 thì hãy liên hệ với Du học ALoha nhé. Aloha sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách thuận lợi hơn.
Việt Nam là một trong những điểm du lịch được yêu thích của khách du lịch Nhật Bản. Người Nhật có ấn tượng đặc biệt đối với áo dài, các di sản văn hóa, ẩm thực, đồ thủ công mỹ nghệ, phong cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử của Việt Nam
Thị trường khách du lịch Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới với lượng khách đi du lịch nước ngoài có thể lên đến 18 triệu lượt khách một năm.
Du khách Nhật thăm phố cổ Trần Phú (Hội An) bằng xíchlô. (Ảnh: Vũ Công Điền/TTXVN)
Khách du lịch Nhật Bản được đánh giá cao vì sự lịch sự, gọn gàng và mức chi tiêu cao. Đối với ngành du lịch Việt Nam, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường khách du lịch có đóng góp lớn nhất.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, người Nhật Bản đi du lịch đông nhất vào một số thời điểm trong năm như đầu Năm mới, nghỉ Xuân tháng Ba, tuần lễ vàng đầu tháng Năm, lễ Obon vào tháng Tám và trong khoảng thời gian từ tháng Mười đến cuối năm.
Các điểm đến được du khách Nhật ưa thích là những nơi có phong cảnh đẹp, các điểm di tích lịch sử, những điểm đến thân thiện với môi trường, có ẩm thực đặc biệt, có giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ; những điểm đến có ưu thế về mua sắm và hệ thống cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Một bộ phận du khách Nhật (đặc biệt là giới trẻ) thường thích đi quán bar hoặc câu lạc bộ đêm sau bữa tối. Người Nhật Bản rất thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng như phổ biến văn hóa Nhật Bản, vệ sinh đường phố, trồng cây, tuyên truyền phòng chống bệnh dịch…
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách Nhật Bản là an ninh, sự sạch sẽ, cơ sở lưu trú tiện nghi với dịch vụ chu đáo, hệ thống giao thông thuận tiện, chất lượng của hướng dẫn viên du lịch sử dụng tiếng Nhật, các thông tin, sách hướng dẫn. Ngoài ra, các yếu tố thời tiết, bệnh dịch, sức khỏe và y tế cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch Nhật Bản.
Thuận lợi và khó khăn trong thu hút du khách Nhật
Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm du lịch được yêu thích của khách du lịch Nhật Bản.
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch xứ sở hoa anh đào bởi có tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản (du lịch di sản, du lịch sức khỏe, du lịch biển…); an ninh, chính trị ổn định; khách du lịch Nhật Bản khi đến Việt Nam được miễn visa trong khoảng thời gian 15 ngày; khoảng cách địa lý từ Nhật Bản đến Việt Nam tương đối gần, chỉ mất khoảng năm giờ bay thẳng và đa số người dân Nhật Bản có thiện cảm với hình ảnh đất nước và con người Việt Nam…
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng gặp một số khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản như kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch Nhật Bản nói riêng còn quá ít; thiếu một chiến lược marketing và nhiều sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Nhật Bản; chưa có văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản nói riêng và tại nước ngoài nói chung.
Bên cạnh đó là một số vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, trật tự an toàn xã hội, tắc nghẽn giao thông, vệ sinh, ô nhiễm môi trường, thiên tai; chưa tạo được cầu nối và sự gắn kết thường xuyên trong việc nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin du lịch, xúc tiến, quảng bá giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp đón và gửi khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.
Đó là chưa kể sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản đang ngày càng lớn.
Chiến lược xây dựng nhóm các sản phẩm du lịch đặc thù
Để thu hút khách du lịch Nhật Bản đến với Việt Nam, trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại Nhật Bản như tham gia Hội chợ du lịch quốc tế JATA được tổ chức thường niên tại Tokyo; tham gia lễ hội văn hóa du lịch do Trung tâm ASEAN-Nhật Bản tổ chức; phối hợp với Vietnam Airlines tổ chức những roadshow lớn tại ba thành phố của Nhật Bản là Osaka, Nagoya và Tokyo; tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành và Vietnam Airlines đón các đoàn khảo sát về du lịch từ Nhật; xây dựng website quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật; xuất bản các ấn phẩm tiếng Nhật; phối hợp với Trung tâm ASEAN–Nhật Bản tổ chức hai lớp tập huấn về thị trường khách du lịch Nhật Bản…
Hiện ngành du lịch Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ du lịch phục vụ du khách Nhật Bản.
Những năm gần đây, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có lượng khách đến Việt Nam lớn với 576.386 lượt khách vào năm 2012, tăng gần 20% so với năm 2011.
Theo các chuyên gia về du lịch, để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch Nhật Bản, đạt được mục tiêu đón 1 triệu khách vào năm 2015, ngành du lịch Việt Nam cần thực hiện tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nhật Bản; huy động các nguồn lực của địa phương trong công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch Nhật Bản; hình thành quỹ xúc tiến du lịch thị trường Nhật Bản; phối hợp với các cơ quan liên ngành trong việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch mới cho khách du lịch Nhật Bản; có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
Cùng với việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo nhóm các sản phẩm dịch vụ cho khách Nhật Bản nói chung và nhóm các sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường, ngành du lịch Việt Nam cũng cần tập trung quảng bá một số điểm đến cụ thể như con đường di sản miền Trung và vịnh Hạ Long; du lịch biển Phú Quốc và Đà Nẵng, Quảng Nam (kết hợp với du lịch di sản); du lịch học đường; du lịch nghỉ dưỡng dài ngày (Khánh Hòa, Bình Thuận); du lịch mua sắm, ẩm thực (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh)…
Đồng thời, tổ chức điều tra, thu thập thông tin về thị trường để hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch xúc tiến tại Nhật Bản; hợp tác với nước bạn Lào và Campuchia để tạo ra các sản phẩm du lịch liên quốc gia cũng như quảng cáo chung cho ba điểm đến; hợp tác với Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản trong xúc tiến du lịch./.