Vợ chồng anh Thạch Thành Đạt bên căn nhà được sửa chữa khang trang bằng nguồn tiền do người con đi xuất khẩu lao động gửi về.
VHO - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động và đưa 1.925 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, có nhiều lao động ở vùng nông thôn và miền núi, góp phần giảm nghèo tại các địa phương.
Đào tạo nghề và kết nối việc làm cho vùng nông thôn
Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch triển khai chương trình hàng năm.
Theo ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở đã chủ động, phối hợp các cơ quan liên quan triển khai công tác kết nối thông tin cung - cầu lao động, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm từ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh.
Đến nay, Trung tâm đã tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm (tại Trung tâm 13 phiên, tại các trường đại học, cao đẳng và địa phương 3 phiên), có hơn 3.190 lượt lao động, 276 lượt doanh nghiệp tham gia với cầu tuyển sinh, tuyển dụng 46.592 vị trí việc làm.
100% người lao động, trong đó có hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
Cùng với đó, Sở cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở; tổ chức các hội nghị, hội thảo, Ngày hội việc làm - tư vấn tuyển sinh. Tăng cường tuyên truyền về tầm quan trọng, lợi ích của việc học nghề cho người dân, nhất là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,… để những đối tượng này có định hướng học nghề, lập nghiệp, ổn định cuộc sống.
Từ đầu năm đến hết ngày 30.9.2024, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 15.058 người lao động, đạt 88,58% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2024. Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.925 người, đạt 93,90% so với kế hoạch năm 2024.
“Hệ thống kết nối cung - cầu lao động trên nền tảng số được đầu tư phát triển, công tác dự báo cung - cầu lao động được thực hiện thường xuyên, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp và người lao động tương tác với nhau trên môi trường mạng. Qua đó, giúp doanh nghiệp tuyển dụng được lao động nói chung, trong đó các lao động lao động ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi có thể tiếp cận và tìm kiếm việc làm phù hợp” - đại diện lãnh đạo Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay.
Cùng với các chính sách về việc làm, công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh. Qua đó, đào tạo nghề góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng Nông thôn mới; chương trình phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 8.338 người, trong đó 1.762 học sinh, sinh viên học trình độ cao đẳng, trung cấp; 2.511 người học trình độ sơ cấp; và 4.065 người được đào tạo các nghề khác với thời gian dưới 3 tháng.
Hỗ trợ lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài
Trong năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu đưa 2.050 lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, đến nay đã đạt hơn 93% kế hoạch. Ông Đặng Hữu Phúc cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch thực hiện chương trình việc làm, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ chi phí ban đầu cho các đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Từ đầu năm đến nay, Sở LĐTB&XH đã tiếp nhận và giải quyết chính sách hỗ trợ cho 318 lao động đi làm việc ở nước ngoài; trong đó, có 13 trường hợp thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và 10 trường hợp thuộc huyện nghèo, xã bãi ngang ven biển.
Ngoài ra, người lao động trên địa bàn tỉnh cũng đã được vay vốn và tiếp cận các chính sách tín dụng ưu đãi, góp phần giảm gánh nặng chi phí, góp phần khuyến khích người lao động tham gia thị trường lao động ngoài nước.
Tại huyện Phú Vang, trong năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 700 người đi lao động nước ngoài, trong đó độ tuổi thanh niên chiếm hơn 90%. Huyện Phú Vang là địa phương đứng thứ 2 của tỉnh Thừa Thiên Huế về số người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Ước tính số tiền hàng năm các lao động gửi về ở mức từ 15 đến 20 triệu USD, dao động trên dưới 400 tỉ đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương và giảm nghèo bền vững.
Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động là đồng bào miền núi được quan tâm, đẩy mạnh; đặc biệt là công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, qua đó đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và kỹ năng, tác phong nghề nghiệp của người lao động góp phần giảm nghèo bền vững.
Hiện số lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các địa phương này có tăng nhưng chưa tương xứng với lực lượng lao động của tỉnh. Số lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn ít mặc dù các cấp chính quyền đã có nhiều chính sách hỗ trợ.
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tạo điều kiện để người lao động tại các địa phương vùng nông thôn, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận với các chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ các Chương trình ký kết của Chính phủ Việt Nam với các Chính phủ nước ngoài (chương trình EPS, EPA…), nhằm hạn chế rủi ro, giảm bớt chi phí cho người lao động.
Đồng thời, kết nối với các dự án, các chương trình hỗ trợ phi lợi nhuận đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn đi làm việc ở nước ngoài, từ đó góp phần tạo việc làm cho lao động có hoàn cảnh khó khăn của địa phương miền núi, đồng thời thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững”- ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin.
Thừa Thiên Huế đẩy mạnh thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ; trong đó có nhiệm vụ phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để giúp người nghèo có việc làm và thu nhập ổn định. Qua đó, đưa tỉ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh giảm còn 2,0 - 2,2% vào cuối năm 2025 theo Nghị quyết số 11/NQ/TU của Tỉnh ủy.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người lao động ở khu vực nông thôn có việc làm bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó tạo chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Xác định tầm quan trọng của công tác này, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thông qua các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án... nhằm đẩy mạnh, phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn và kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực có kỹ năng nghề. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp được nâng lên; cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường sử dụng lao động cả nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% đầu năm 2012 và dự kiến đạt 71% cuối năm 2024; trong đó tỷ lệ được cấp văn bằng, chứng chỉ tăng từ 18,4% lên 30%; Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ. Để giải quyết bài toán “đầu ra” trong công tác đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đẩy mạnh phối hợp, tạo mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chỉ riêng năm 2023, Nghệ An đã tạo việc làm mới cho 47.919 người, tăng 6.48% so với năm 2022. Trong đó, 25.157 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 173,50% kế hoạch năm, 14.000 lao động làm việc trong tỉnh, 8.762 lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh. Năm 2024, toàn tỉnh Nghệ An phấn đấu giải quyết việc làm mới cho khoảng 47.000 lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3% và thất nghiệp khu vực nông thôn dưới 2%.
Công tác dạy nghề được chú trọng; giai đoạn 2011 - 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 687.477 lao động nông thôn (chiếm 76,18% tổng số người được đào tạo nghề của tỉnh), trong đó, cao đẳng 34.422 người, trung cấp 67.047 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 586.008 người. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu đào tạo 329.400 lượt người, gồm trình độ cao đẳng 26.300 người; trung cấp 48.500 người; sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng 254.600 người.
Đã có một số địa phương tổ chức các mô hình dạy nghề và đạt được kết quả khả quan như: Yên Thành (trồng nấm, may công nghiệp); Quỳnh Lưu (mây tre đan, may công nghiệp); Diễn Châu (may công nghiệp, chế biến nước mắm sạch); Nghĩa Đàn (nuôi ong, nuôi gà, trồng cây ăn quả); Con Cuông (trồng cam, trồng chè, dệt thổ cẩm),... Đặc biệt, nhiều lao động sau đào tạo nghề đã mạnh dạn thành lập trang trại, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm với các mô hình chăn nuôi gà, cá, lợn; trồng dưa lưới, cam, ổi, táo; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống gắn với OCOP; trồng dược liệu... gắn với ứng dụng cơ giới hóa, sinh học hóa, công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Thực hiện Đề án số 14-ĐA/TU, ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh chú trọng đào tạo các nghề mới như: May gia dụng, xây dựng, hướng dẫn viên du lịch và nhiều nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp khác bên cạnh các ngành nghề truyền thống. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ lao động có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 80,9%; có 3 - 5 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%; phấn đấu khoảng 75% chương trình ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia... Đến năm 2030, Nghệ An phấn đấu đào tạo kỹ năng nghề giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 329.700 lượt người. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 83,3%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,8% vào cuối năm 2030. Phấn đấu có 1 - 2 trường chất lượng cao đạt chuẩn tương đương với chuẩn của các nước ASEAN-4.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác đào tạo nghề. Một số ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động cả về số lượng, cơ cấu tuyển sinh lẫn chất lượng đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo chưa được chú trọng, nhiều nơi còn thiếu và lạc hậu. Số lượng giáo viên còn hạn chế, trình độ tay nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Chương trình, giáo trình đào tạo chưa thực sự đổi mới, sát và phù hợp với thực tế công việc sau đào tạo. Một bộ phận lao động nông thôn sau học nghề chưa áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào sản xuất, kinh doanh; chưa tạo được việc làm phù hợp, chưa chuyển đổi việc làm mới, hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập chưa cao. Số lao động nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi học nghề, việc làm còn hạn chế, nhất là người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,... Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Để khắc phục những hạn chế trên và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nêu trong Kế hoạch số 270-KH/TU, ngày 20/8/2024 về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị; nhu cầu học nghề, việc làm của người dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội, của nhân dân về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền và có định hướng cụ thể để lao động chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với thực tế thị trường.
Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, địa phương, người học… Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo.
Tạo sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tạo việc làm ổn định cho lao động sau đào tạo; thực hiện nghiêm việc đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quang Minh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để người lao động ở khu vực nông thôn có việc làm bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó tạo chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Xác định tầm quan trọng của công tác này, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thông qua các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án... nhằm đẩy mạnh, phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn và kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nhân lực có kỹ năng nghề. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp được nâng lên; cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường sử dụng lao động cả nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% đầu năm 2012 và dự kiến đạt 71% cuối năm 2024; trong đó tỷ lệ được cấp văn bằng, chứng chỉ tăng từ 18,4% lên 30%; Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ. Để giải quyết bài toán “đầu ra” trong công tác đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đẩy mạnh phối hợp, tạo mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Chỉ riêng năm 2023, Nghệ An đã tạo việc làm mới cho 47.919 người, tăng 6.48% so với năm 2022. Trong đó, 25.157 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 173,50% kế hoạch năm, 14.000 lao động làm việc trong tỉnh, 8.762 lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh. Năm 2024, toàn tỉnh Nghệ An phấn đấu giải quyết việc làm mới cho khoảng 47.000 lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 3% và thất nghiệp khu vực nông thôn dưới 2%.
Công tác dạy nghề được chú trọng; giai đoạn 2011 - 2022, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề cho 687.477 lao động nông thôn (chiếm 76,18% tổng số người được đào tạo nghề của tỉnh), trong đó, cao đẳng 34.422 người, trung cấp 67.047 người, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 586.008 người. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu đào tạo 329.400 lượt người, gồm trình độ cao đẳng 26.300 người; trung cấp 48.500 người; sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng 254.600 người.
Đã có một số địa phương tổ chức các mô hình dạy nghề và đạt được kết quả khả quan như: Yên Thành (trồng nấm, may công nghiệp); Quỳnh Lưu (mây tre đan, may công nghiệp); Diễn Châu (may công nghiệp, chế biến nước mắm sạch); Nghĩa Đàn (nuôi ong, nuôi gà, trồng cây ăn quả); Con Cuông (trồng cam, trồng chè, dệt thổ cẩm),... Đặc biệt, nhiều lao động sau đào tạo nghề đã mạnh dạn thành lập trang trại, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm với các mô hình chăn nuôi gà, cá, lợn; trồng dưa lưới, cam, ổi, táo; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống gắn với OCOP; trồng dược liệu... gắn với ứng dụng cơ giới hóa, sinh học hóa, công nghệ thông tin và truyền thông để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Thực hiện Đề án số 14-ĐA/TU, ngày 25/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh chú trọng đào tạo các nghề mới như: May gia dụng, xây dựng, hướng dẫn viên du lịch và nhiều nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp khác bên cạnh các ngành nghề truyền thống. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An đặt ra mục tiêu: Tỷ lệ lao động có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 80,9%; có 3 - 5 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%; phấn đấu khoảng 75% chương trình ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia... Đến năm 2030, Nghệ An phấn đấu đào tạo kỹ năng nghề giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 329.700 lượt người. Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân đạt 83,3%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,8% vào cuối năm 2030. Phấn đấu có 1 - 2 trường chất lượng cao đạt chuẩn tương đương với chuẩn của các nước ASEAN-4.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác đào tạo nghề. Một số ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao động cả về số lượng, cơ cấu tuyển sinh lẫn chất lượng đào tạo. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo chưa được chú trọng, nhiều nơi còn thiếu và lạc hậu. Số lượng giáo viên còn hạn chế, trình độ tay nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Chương trình, giáo trình đào tạo chưa thực sự đổi mới, sát và phù hợp với thực tế công việc sau đào tạo. Một bộ phận lao động nông thôn sau học nghề chưa áp dụng được kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào sản xuất, kinh doanh; chưa tạo được việc làm phù hợp, chưa chuyển đổi việc làm mới, hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập chưa cao. Số lao động nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi học nghề, việc làm còn hạn chế, nhất là người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,... Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Để khắc phục những hạn chế trên và nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nêu trong Kế hoạch số 270-KH/TU, ngày 20/8/2024 về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị; nhu cầu học nghề, việc làm của người dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội, của nhân dân về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền và có định hướng cụ thể để lao động chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với thực tế thị trường.
Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, địa phương, người học… Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình đào tạo.
Tạo sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tạo việc làm ổn định cho lao động sau đào tạo; thực hiện nghiêm việc đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quang Minh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy