Người Khuyết Tật Chữ In Là Người Như Thế Nào

Người Khuyết Tật Chữ In Là Người Như Thế Nào

Người khuyết tật là người khiếm khuyết về mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hoàn toàn [1][2]. Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống[3]. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) [4]. Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của hai đạo luật này.

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024

Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)

Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:

Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật

(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng

(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng

(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng

(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng

Quy định về xác định mức độ khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).

Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

Thủ tục cấp, mức hưởng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật như thế nào?

Người khuyết tật dạng nào được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế còn người khuyết tật nhẹ thì không.

Theo điểm g khoản 3 điểu 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sủa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2012/NĐ-CP người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Tại Điều 3 và khoản 1, khoản 3 Điều 4 nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật:

· Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% - 80%.

· Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.

Như vậy, không phải cứ là người khuyết tật thì sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng mà chỉ có người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng mới được hưởng chính sách này. Người khuyết tật nhẹ (mức độ giảm khả năng lao động dưới 61%) sẽ không được Nhà nước đóng, cấp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu muốn được tham gia bảo hiểm y tế thì người khuyết tật nhẹ hoặc gia đình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình.

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13, người khuyết tật thuộc các trường hợp nêu tại mục 1 khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như sau:

- Khám chữa bệnh đúng tuyến: được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả bảo hiểm y tế (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trừ trường hợp cấp cứu…) được thanh toán như sau:

· Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

· Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

· Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.

Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

Theo khoản 5, khoản 6 điều 11 nghị định 146/2018, điều 25 quyết định 595/QĐ-BHXH, thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế lần đầu cho người khuyết tật như sau:

Bước 1: Người tham gia bảo hiểm y tế điền tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Bước 2: Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, ký xác nhận và lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm y tế huyện.

Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức in và chuyển giao thẻ cho Phòng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội để cấp cho người dân.

*  Nếu trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì ai có thẩm quyền xem xét lại mức độ khuyết tật?

(Bạn đọc Trần Hoàng Ngân, ngụ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).