Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)
Trà Vinh: Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh
Cập nhật lúc 16:03, Thứ ba, 16/07/2024 (GMT+7)
Tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, vụ Hè Thu 2024, tại Trà Vinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai 2 mô hình thí điểm tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ và Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành với diện tích tham gia 50 ha mỗi hợp tác xã.
Đây là 2 trong 7 hợp tác xã ở 5 tỉnh, thành phố được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm mô hình thí điểm canh tác theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp để nhân rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình được thực hiện liên tiếp 3 vụ, sau vụ Hè -Thu 2024, sẽ tiếp tục thực hiện ở vụ lúa Thu - Đông năm 2024 và vụ lúa Đông - Xuân 2024 - 2025.
Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài hiện có 94 thành viên, với tổng diện tích canh tác 150 ha. Hợp tác xã nông nghiệp Phước Hảo có 60 thành viên, với tổng diện tích canh tác 650 ha, đây là 2 hợp tác xã điển hình tiêu biểu ở Trà Vinh và luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành. Ông Trần Văn Chung - Giám đốc HTX Nông nghiệp Phát Tài cho biết, trước khi thực hiện mô hình các thành viên HTX được Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, Trường Chính sách công và PTNT tập huấn hướng dẫn ngay từ đầu vụ về quy trình quản lý rơm rạ, quy trình canh tác lúa bền vững để giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc BVTV và giảm lượng nước tưới so với canh tác truyền thống... góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.
Trong vụ Hè - Thu 2024 HTX Nông nghiệp Phát Tài sử dụng giống lúa OM 5451, HTX Nông nghiệp Phước Hảo sử dụng giống lúa ST24. Về tiến độ thực hiện đến nay mô hình đã xuống giống được 30 - 35 ngày lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả. Nếu không có gì thay đổi đến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh là 1 trong 5 tỉnh sẽ có sản phẩm lúa giảm phát thải đầu tiên đưa ra thị trường.
Ngày 16/9/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã tiếp và làm việc với bà Mariam Sherman - tân Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên bà Sherman đến thăm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chứng chỉ giảm phát thải là gì?
Chứng chỉ giảm phát thải là gì, theo Ban thư ký Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc quy định được viết tắt là CERS (Certified Emissions Reduction), là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ này được coi như một loại hàng hóa đặc biệt có thể trao đổi, mua bán giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp.(4)
Những đơn vị đủ điều kiện sở hữu chứng chỉ phát thải khí nhà kính có quyền trao đổi và bán lại chứng chỉ cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu sử dụng với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Các đơn vị bán có quyền nhận lợi nhuận từ việc trao đổi và buôn bán chứng chỉ này để tăng thu nhập và đơn vị mua sẽ giảm tránh được các lệnh phạt khi phát thải CO2 quá quy định cho phép
Khái niệm về tín chỉ Carbon:
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (CO2e) vào bầu khí quyển.
Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tín chỉ Carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2.(5)
THÚC ĐẨY CƠ CHẾ MUA BÁN TÍN CHỈ CARBON
Trao đổi với Bộ trưởng Lê Minh Hoan, bà Sherman bày tỏ chia buồn vì tác động nặng nề của cơn bão Yagi đối với Việt Nam. “Thiên tai đi qua đã để lại hậu quả to lớn. Chúng tôi nhận ra sự cần thiết để hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu của hạ tầng trước biến đổi khí hậu và giúp nông dân Việt Nam chuyển đổi sinh kế sang các mô hình nông nghiệp sinh thái, phù hợp với đặc thù khí hậu mỗi vùng miền”, bà Sherman nói.
Giám đốc WB tại Việt Nam cho rằng cần có những tác động kinh tế rõ ràng tại các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, như miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long.
"Cơ chế chi trả tiền giảm phát thải carbon dựa trên kết quả (PforR) là một cơ chế được nhiều bên đồng thuận và đánh giá cao về tính khả thi. Hiện 12 tỉnh trong vùng Đề án 1 triệu ha lúa đang nỗ lực để đáp ứng những yêu cầu mà Ngân hàng thế giới đưa ra về cơ chế chi trả tiền giảm phát thải”.
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông Đoàn Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, cho biết Cục Lâm nghiệp đã tiếp nhận từ Ngân hàng thế giới số tiền 51,5 triệu USD trả cho việc mua tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam. Hiện nay, số tiền này đang được giải ngân cho gần 70.000 người thụ hưởng và hỗ trợ các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương theo kế hoạch chia sẻ lợi ích. Quỹ phát triển rừng đã tiếp nhận nguồn tiền từ WB và Việt Nam đã hoàn thành việc chi trả 77% số tiền này. Dự kiến trong năm 2024, việc chi trả sẽ được hoàn tất.
“Hiện vẫn còn khoản dư là 5,9 triệu tấn tín chỉ CO2, và WB đã đề xuất các phương án xử lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo vấn đề này với Chính phủ, và dự kiến trong năm nay sẽ hoàn thiện hồ sơ để cập nhật thông tin đầy đủ”, ông Nam thông tin.
Ông Nam bày tỏ mong muốn WB tiếp tục tăng cường hỗ trợ cho các dự án phát triển rừng bền vững tại những địa phương đang phải đối mặt với rủi ro thiên tai, nhằm giúp các địa phương này thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Đề cập về mua bán tín chỉ carbon trong ngành lúa gạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam đang phấn đấu từ nay đến năm 2030 sẽ thiết lập được 1 triệu ha lúa chuyên canh giảm phát thải tại đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu mỗi năm toàn ngành lúa gạo giảm phát thải được 10 triệu tấn carbon.
"Gần đây, phía WB đã đề xuất cơ chế chi trả tiền giảm phát thải carbon dựa trên kết quả (PforR) cho Đề án 1 triệu ha lúa, với đơn giá chi trả 10 USD/1 tín chỉ carbon giảm phát thải. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với các Bộ, ngành để thảo luận về khả năng xây dựng cơ chế chi trả riêng biệt cho Đề án 1 triệu ha", Bộ trưởng Hoan thông tin.
Bà Sherman đánh giá cao sự chủ động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chúc mừng 6 tỉnh Bắc Trung bộ tham gia Chương trình Giảm phát thải (ERP) trong trồng rừng và phát triển rừng, với thành tích ấn tượng là tạo ra 16,2 triệu đơn vị giảm phát thải (ER) trong giai đoạn báo cáo đầu tiên từ năm 2018 - 2019. Đồng thời hy vọng, không chỉ ngành lâm nghiệp, mà các lĩnh vực trồng trọt ở Việt Nam, trong đó có trồng lúa cũng của Việt Nam cũng sẽ đạt được mục tiêu về tiền giảm phát thải carbon.